Đại Tướng Trần Thiện Khiêm
Phản quốc chi Tướng!
Lữ Giang
Sau khi bài phóng sự được viết theo kiểu “thổi ống đu đủ” dưới đầu đề “Cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm đến California” được đăng trên nhật báo Người Việt online tại Orange County ngày 1.10.2010, hàng loạt bài phê phán nặng nề Tướng Khiêm được phổ biến trên các diễn đàn Internet, chẳng hạn như "Cóc kêu thì trời mưa", “Mùi tử thi Trần Thiện Khiêm đến California Friday”, “Một tên tội phạm của dân tộc lấy tư cách gì vinh danh ai?”, “Đứng dưới bàn tay nhúng chàm” v.v.
Thiếu Tá Trần Ngọc Giang, Chánh Văn Phòng của Tướng Khiệm được Tướng Khiêm cử làm Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu trong thời gian đảo chính ông Điệm, đã đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh Tướng Trần Thiện Khiêm là “Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam”, v.v.
MỘT VÀI GHI NHẬN
Ông Kim Âu viết:
“Lịch sử thế giới chỉ có hai tên TT Thiệu và T T Khiêm của VNCH và ban lãnh đạo của chúng là đào nhiệm, đào ngũ, "được ăn thua chạy". Trước khi chạy còn phá nát QLVNCH, dâng lãnh thổ cho giặc Cộng theo cách "không được ăn thì đạp đổ". Máu của bao nhiêu dân quân cán chính VNCH ở tỉnh lộ 7 trong cuộc triệt thoái cao nguyên. Máu của quốc dân, đồng bào, chiến sĩ chết tức tưởi ở vùng Một. Bao nhiêu mạng người đã nằm xuống trên đường bộ vượt sang Thái Lan? Bao nhiêu sinh mạng đã chìm đắm dưới đấy đại dương? Bao nhiêu tinh hoa của đất nước đã chết thê thảm trong ngục tù của cộng sản? Bao nhiêu máu, nước mắt, sinh mạng. Tình cảnh "nước mất, nhà tan, thân nhục" chưa làm cho phường bất trí, vô lại "bưng bô - đội đĩa" thức tỉnh e rằng thời quốc mạt còn kéo dài.”
Trong bài “Tai sao Nam VN Thua?” được phổ biến trên các diễn đàn Internet ngày 4.10.2010, Bác sĩ Nguyễn Đức An ở Florida đã mở đầu như sau:
“Miền Nam VN mất, vì nhiều lý do cộng lại, trong đó có nguyên nhân chính là chế độ Thiệu Kỳ Khiêm quá thối nát. Do đó, dù chúng ta có các cấp chỉ huy giỏi, thanh liêm, hết lòng vì nước nhưng cuối cùng Nam VN vẫn thua trận đánh cuối cùng.”
Sau đó, ông đã đưa ra một số bằng chứng về sự thối nát dưới thời Thiệu Khiêm cai trị và đi đến kết luận:
“Quân đội VN anh hùng. Chúng ta có nhiều đơn vị thiện chiến đánh cho VC chạy te tua. Chúng ta có những sĩ quan giỏi và lý tưởng. Chúng ta có những tướng sạch, giỏi như Nguyễn Đức Thắng, Nguyen Khoa Nam, Trần văn Hai. Chúng ta có những nhân tài Quốc gia Lý tửơng như GS Nguyễn văn Bông. Nhưng chúng ta Thua CS-BV vì bọn Đầy Tớ cho Pháp, Mỹ (quá nhiều) đã cấu kết với nhau làm Hư Hỏng Nam VN.
“Trần thiện Khiêm là một tên Đầy Tớ trung thành của Mỹ, đã làm hư hỏng Nam VN.
“Sự xuất hiện của Trần thiện Khiêm trong sinh hoạt Cộng Đồng VN-HN là một điềm xấu, báo hiệu một điều chẳng lành.”
Trong bài “Đứng dưới bàn tay nhúng chàm” phổ biến trên Internet ngày 6.10.2010, Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất có ghi lại một câu chuyện được Đại Tá Phạm Bá Hoa, nguyên chánh văn phòng của tướng Khiêm kể lại:
“Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đình từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi (đại tá Hoa) hỏi:
- Thưa anh Tư (đại tướng Trần Thiện Khiêm), hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam mình anh Tư?
- Từ phía Hoa Kỳ.
- Vậy ai là người nối vào Việt Nam mình anh Tư?
- Ông S. (chú thích của bần bút: có lẽ là SPERA. Al Spera là cố vấn chính trị Bộ TTM)
- Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?
- Nối vào anh (đại tướng Khiêm), nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh.”
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất nhận xét:
“Tiết lộ trên cho thấy 3 điểm: thứ nhất, người Mỹ là kẻ chủ trương đảo chánh. Thứ hai, tướng Khiêm là người được Mỹ tín nhiệm và giao việc. Và thứ ba, tướng Minh là công cụ được tướng TTK sử dụng để thì hành lệnh của Mỹ...”
Dư luận có vẻ chú ý đến thư ngỏ của Đại Úy Nguyễn Phán, nguyên trưởng ban 3/TĐ30 BĐQ, gửi cựu Đại Tướng Trần thiện Khiêm, về chuyện ông tâm sự rằng ông “luôn luôn theo dõi các chương trình như Đại hội cứu trợ TPB, và các chương trình vinh danh người lính Quân Lực VNCH,…” và chuyện ông nói đến tham dự Đại Hội để CẢM ƠN các “chiến hữu”.
Đại Úy Phán đã đặt nhiều vấn nạn. Sau đây là ba vấn nạn chính:
(1) Cựu Đại Tướng nghĩ sao sau hơn 35 năm “vắng bóng” trong mọi sinh hoạt của tập thể các cựu lính/VNCH?
(2) Qua phát ngôn của cựu Th/tá Phan tấn Ngưu, Đại Tướng thổ lộ “tuy ở xa ông luôn luôn theo dõi các chương trình như Đại hội cứu trợ TPB…”. Thế thì tại sao chúng tôi chưa bao giờ nhận được, dù một dollar, đóng góp vào công việc đại nghĩa nầy từ cựu Đại Tướng, để cụ thể tấm lòng, tình cảm của cựu Đại Tướng dành cho những Đồng Đội bất hạnh của chúng tôi và cũng là những thuộc cầp của cựu Đại Tướng? Trong khi đó, Người Thương Binh/VNCH, chúng tôi đã nhận được không biết bao nhiêu là NGHĨA TÌNH từ Chiến Hữu cũ, từ Đồng Hương. Họ là những binh nhất, những binh nhì, những trung sĩ, những sĩ quan cấp nhỏ như thiếu uý, trung uý,… và những con người rất bình thường của Miền Nam.
(3) Hôm nay, cựu Đại Tướng định mời một số các anh chị em đã làm việc thiện nguyện, hay làm vẻ vang cho Quân Lực/CVNCH đến “ĂN MỘT BỬA CƠM với cựu Đại Tướng, để rồi nhận sự CẢM ƠN của Cựu Đại Tướng. Riêng các thực khách đã nhận lời đến dùng cơm với cựu Đại Tướng thì tôi không rõ họ nghĩ sao. Không lẽ, họ làm việc thiện nguyện cho các Thương Phế Binh, họ đã gắn bó với sinh hoạt của tập thể cựu lính bao nhiêu năm qua, chỉ chờ có một ngày được DÙNG CƠM VỚI Ông Cựu Đại Tướng, cựu Thủ Tướng! Người đã từ nhiệm vào ngày 25/04/1975 để ra đi trong an bình, trong khi, hơn bao giờ hềt, Tổ Quốc đang cần sự có mặt của các nhà Lãnh Đạo. Tôi không muốn so sánh quý vị với các Nhà Lãnh Đạo của Kampuchia. Thật đau lòng khi phải làm cuộc so sánh!
Dĩ nhiên là đám tà lọt và một số người được hưởng ơn mưa móc của ông Khiêm đã cố gắng viết vài lời để bênh vực ông, nhưng họ không thể chối bỏ sự thật lịch sử được. Họ chỉ “chọi đá đường rầy xe lửa” hay đưa ra những lập luận vớ vẩn như: “Tên đó láo phét. Là lính VNCH tại sao nó hạ thấp chế độ miền Nam, gây chia rẽ phân hóa hàng ngũ Dân Quân Cán Chính VNCH, tạo cơ hội cho Cộng Sản xâm nhập lũng đoạn Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn? Chỉ có Việt Cộng mới đánh phá các nhà lãnh đạo VNCH...” Nói cách khác, nhóm này muốn “LẤY THÚNG ÚP VOI”, “LẤY NÓN CỐI ÚP LỊCH SỬ” để biện hộ cho tội làm mất nước của Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm! Nếu đây là CHXNCNVN thì họ đã thẳng tay với “bọn phá hoại” rồi. Nhưng đây là nước Mỹ! Thiếu Tá Phan Tấn Ngưu có dám huy động Cảnh Sát Đặc Biệt mở cuộc hành quân thủ tiêu tất cả các tài liệu trong văn khố Mỹ, rồi áp dụng điều 88 Bộ Hình Luật của Việt Cộng trừng trị “bọn phá hoại” hay không?
VÁC XÁC TRẦN THIỆN KHIÊM TỚI
Một câu hỏi được nhiều người nêu ra: Tại sao Đại Tướng Trần Thiện Khiêm lại xuất hiện lúc này trong Đại Hội Toàn Quân?
Trong cuộc phỏng vấn của nhật báo Viễn Đông ở Orange County ngày 16.9.2010, Thiếu Tá Cảnh Sát Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Nam California, người được ủy nhiệm đứng ra tổ chức đại hội, đã cho biết:
“Đại tướng Trần Thiện Khiêm muốn được nói lời cám ơn đến sự hy sinh vô bờ bến đến tất cả Quân, Cán, Chính VNCH cũng như Hoa Kỳ, trong cuộc chiến, mà biểu tượng là hình ảnh hai người chiến binh tại Tượng đài; sau đó trở về Hội trường họp Đại hội với tân Chủ tịch TTCSVNCH mới được bầu.”
Câu trả lời này đã đặt ra nhiều câu hỏi khác: Tướng Khiêm là một tướng bỏ chạy, một tướng đào ngũ, ông lấy tư cách gì để “CÁM ƠN” các chiến sĩ VNCH và Đồng Minh đã hy sinh trong cuộc chiến? Tại sao phải chờ đến 35 năm sau ông mới xuất hiện và nói lời “CÁM ƠN”?
Tuy có nhiều cách trả lời khác nhau, nhưng câu trả lời chính xác hơn cả là ban tổ chức sợ Đại Hội Bất Thường của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH hải ngoại ở Westminster ít ai đến, nên Tướng Nguyễn Khác Bình phải vác xác Tướng Trần Thiện Khiêm từ Bắc Cali xuống để câu khách. Chính Thiếu Tá Ngưu cũng phải xác nhận rằng Đại Hội dự trù có khoảng 80 người đến tham dự, nhưng nhờ có Tướng Khiêm, số người tham dự đã tăng gấp đôi.
Đàn em ông Khiêm và những người hưởng ơn mưa móc của ông đã tìm đến gặp ông tay bắt mặt mừng. Một số người hiếu kỳ cũng đã đến xem ông lúc này như thế nào... Nếu không có ông Khiêm, Cảnh Sát sẽ chiếm đa số.
Đại Hội đã bầu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm Chủ Tịch Hội Đồng Đại Diện thay thế Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh xin từ nhiệm “vì lý do sức khỏe”. Và cái xác của Tướng Trần Thiện Khiêm đã được dựng lên trong Hội Đồng Tư Vấn của Tập Thể!
TÊN ĐẦY TỚ TRUNG THÀNH
Vào tháng 6 và tháng 7 năm 2008, các báo An Ninh Thế Giới, Công An Nhân và Nhân Dân Việt Nam ở trong nước có đăng nhiều kỳ một bài nói về Tướng Trần Thiện Khiêm của Văn Thư dưới đầu đề “Tướng Trần Thiện Khiêm của chính quyền Sài Gòn cũ: Đòn xóc hai đầu” hay “Trần Thiện Khiêm của chế độ Sài Gòn cũ: tham thì thâm, lừa thầy, phản bạn”. Loạt bài này cho thấy ký giả trong nước bắt đầu viết lịch sử bớt bôi bác, nhưng vì họ không phải là nhân chứng của thời cuộc và không có cơ hội tham khảo các tài liệu mới được giải mã, nên không thấy được mặt trái đàng sau.
Bác sĩ Nguyễn Đức An nói: “Trần thiện Khiêm là một tên Đầy Tớ trung thành của Mỹ, đã làm hư hỏng Nam VN”. Câu nói này rất chính xác. Tuy nhiên, trước khi đi xa hơn, chúng ta cần xác định Tướng Khiêm xuất thân từ trường nào, vì đây là một vấn đề đang được tranh luận.
Đa số các tài liệu nói năm 1946 - 1947 ông tốt nghiệp Chuẩn Úy HSQ cao cấp trường Viễn Đông Đập Đá. Nhưng viết như vậy là sai. Phải đến năm 1948 trường Đập Đá ở Huế mới được thành lập.
Thật ra, Tướng Khiêm đã tốt nghiệp École d'Elèves-Officiers d'Extrême-Orient của Pháp ở Đà Lạt khoá 1946–1947. Vì số khóa sinh quá ít nên người Pháp gọi là Peloton Inter-Armes d'Extrême-Orient (Khoá Liên Quân Viễn Đông). Chỉ có 16 sĩ quan tốt nghiệp khóa này, trong đó có Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Trần Ngọc Tám, Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Bùi Hữu Nhơn, Cao Hảo Hớn, Dương Ngọc Lắm, v.v.
Đến năm 1948, theo sáng kiến của Thủ Hiến Phan Văn Giáo, Trường Sĩ Quan Hiện Dịch mới được lập tại Đập Đá, Huế. Nguyễn Hữu Có, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Trần Văn Trung, Tôn Thất Đính... là những người học khoá đầu tiên ở đây. Sau hai khoá, tháng 10/1950 Bảo Đại cho dời trường này về Đà Lạt và gọi là École Militaire Inter-Armes de Dalat (sau đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia theo Sắc Lệnh số 325-QP ngày 10.4.1963). Còn École d'Elèves-Officiers d'Extrême-Orient của Pháp ở Đà Lạt được dời ra Vũng Tàu và gọi là École Militaire Nuoc Ngot.
Những tài liệu liên quan đến Tướng Trần Thiện Khiêm là một đầy tớ trung thành của CIA đưa miền Nam tới ngày diệt vong đã được chúng tôi trình bày rất nhiều lần với những bằng chứng khó có thể tranh cãi được. Ở đây chúng tôi chỉ nhắc lại những điểm chính.
Sau khi ông Diệm bị lật đổ, có 4 nhân vật được CIA dùng để lãnh đạo miền Nam theo ý họ, đó là Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu và Đặng Văn Quang. Nhưng chỉ có Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang là “agent”, còn Nguyễn Khánh và Nguyễn Văn Thiệu chỉ là con bài.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Nguyễn Khánh quả quyết với tôi Tướng Trần Thiện Khiêm là một nhân viên (agent) của CIA có trả lương. Qua các tài liệu được giải mã, chúng ta thấy Tướng Khiêm được CIA giao cho giữ những vị trí then chốt trong các biến cố tại miền Nam:
Trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1960, Tướng Trần Văn Đôn tiết lộ rằng khi đem quân về Sài Gòn, Đại Tá Khiêm có tiếp xúc với Đại Sứ Mỹ Durbrow và Tướng McGarr, người cầm đầu cơ quan MACV. Hai viên chức này không hoàn toàn ủng hộ ông Diệm, nhưng đã khuyên không nên lật đổ ông Diệm, chỉ cho ông ấy một bài học như vậy là đủ rồi. Thực ra, mục tiêu của cuộc đảo chánh này là xem phương thức và khả năng đối phó của ông Diệm, đồng thời biến Tướng Khiêm thành “con cưng” của ông Diệm để làm nội ứng.
Tài liệu cho thấy Tướng Khiêm là người chỉ huy cuộc đảo ngày 1.11.1963, còn Đại Tá Thiệu đưa Sư Đoàn 5 về thực hiện. Đảo chánh xong, Mỹ để cho Tướng Dương Văn Minh quậy làm miền Nam suy sụp, rồi cho Tướng Khiêm làm “chỉnh lý” ngày 30.1.1964 và đưa người của Mỹ lên cầm quyền để đổ quân vào. Cuộc đảo chính này được báo Mỹ gọi là “Pentagon’s Coup”. Tướng Khánh được đưa ra làm quốc trưởng bù nhìn, còn Tướng Khiêm nắm thực quyền. Nhưng vì tham vọng, Tướng Khánh đã làm hỏng kế hoạch của Mỹ và bị Phật Giáo chống đối. Mỹ bảo Tướng Khiêm đi lánh nạn, loại tướng Khánh và đưa Tướng Nguyễn Văn Thiệu lên thay. Nhưng vì kẹt vụ Phật Giáo, Mỹ phải dùng Tướng Kỳ và Tướng Loan để dẹp Phật Giáo. Sau khi dẹp xong vụ Phật Giáo, Mỹ loại Tướng Kỳ, dựng Tướng Thiệu lên và đưa Tướng Khiêm về.
Để kềm hãm Tướng Thiệu, CIA tuyển dụng Tướng Đặng Văn Quang, Phụ Tá An Ninh Phủ Tổng Thống, làm “agent” với nhiệm vụ báo cáo các hành vi của Thiệu cho Mỹ biết. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 14.4.1974 tại Cam Ranh, có Tướng Quang tham dự, Tổng Thống Thiệu ra lệnh rút khỏi Cao Nguyên và cấm không được cho Mỹ biết. Tướng Quang sợ Thiệu, không dám cho Mỹ biết, nên khi khám phá ra, CIA đã sa thải Tướng Quang. Theo Trung Tá Trần Tích, Trưởng Phòng Quản Trị Quân Đoàn II cho biết chính Đại Tá Lê Khắc Lý, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, đã tiết lộ tin này cho Mỹ biết. Tướng Phú định bắn nhưng bị can gián nên lại thôi.
Khi biết miền Nam sắp mất, đầu tháng 4/1975, CIA ra lệnh cho Tướng Khiêm phải từ chức, “bán cái” cho Nguyễn Bá Cẩn để chuẩn bị ra đi và đầu hàng. Nguyễn Bá Cẩn quá yếu kém về chính trị, tưởng bở nên “cắn câu”. Tổng Thống Thiệu không hề hay biết chuyện đó và cho đến khi đi qua bên kia thế giới ông vẫn chưa hay biết!
MỘT CUỘC RA ĐI NHỤC NHÃ
Frank Snepp kể lại:
Tối 25.4.1975, CIA lập ra hai toán, một toán đến Bến Bạch Đằng áp tải Tướng Thiệu, một toán vào khu gia đình tướng lãnh ở trong Tổng Tham Mưu khống chế Tướng Khiêm. Khoảng 21 giờ, một chiếc xe Mercedes màu xám chở Tướng Thiệu từ Bến Bạch Đằng tới nhà Tướng Khiêm, nơi đó Tướng Timmes và một số viên chức cao cấp của Việt Nam đã đợi sẵn. Xe chở Tướng Thiệu vào đến Tân Sơn Nhứt lúc 21 giờ 30 và đi thẳng ra chỗ đậu máy bay. Các xe đi theo đã đến bao vây xe của Thiệu gióng hệt một cảnh trong phim trinh thám. Một chiếc C-118 của Không Quân Hoa Kỳ đã chờ sẵn. Đại Sứ Martin cũng đứng đợi đó từ trước. Chung quanh máy bay có thủy quân lục chiến Mỹ mặc thường phục dàn chào. Tướng Thiệu lủi thủi leo lên máy bay, sau đó là Tướng Khiêm và đoàn tùy tùng.
Chúng ta nhớ lại khi Mỹ tháo chạy khỏi Nam Vang ngày 12.4.1975, Thủ Tướng Sarak Matak đã từ chối không ra đi. Ông đã gởi cho ông John Gunther Dean, Đại Sứ Dean Mỹ ở Cambodia, một điện văn như sau:
“Thưa Đại nhân và Thân hữu, tôi thành thật cám ơn về bức thư của ngài và về việc ngài dành cho tôi chỗ để đến nơi tự do. Than ôi, tôi không thể ra đi theo cách hèn nhát như vậy. Còn về ngài, và đặc biệt về đại quý quốc, tôi không bao giờ nghĩa rằng các ngài lại có ý định bỏ lại những người đã chọn tự do. Các ngài đã từ chối không bảo vệ chúng tôi nữa. Chúng tôi không có thể làm gì được. Ngài lên đường, tôi chúc ngài và qúy quốc tìm thấy hạnh phúc dưới bầu trời... Tôi đã mắc một sai lầm duy nhất là tin vào những người Mỹ!”
Đây là một điện văn lịch sử. Thủ Tướng Sarak Matak đã ở lại và bị Khmer Đỏ giết.
Thôi, hãy nghe lời Thánh Kinh: “Let the dead bury their dead” Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết (Lc 9:60).
Điều chắc chắn, không thể để các tướng đào ngũ, các tướng bỏ chạy và các tướng đầu hàng đứng ngang hàng với những chiến sĩ đã tuẩn tiết hay đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng.
Ngày 6.10.2010
Lữ Giang
Cơn lốc rối loạn Đệ Nhất, Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam
Tác Giả: Trần Ngọc Giang
Loạn Tướng Trần Thiện Khiêm |
Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đã có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lãnh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v...đều là những người đã một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên bình diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử thì thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.
Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J'Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.
Từ trước tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà thôi.
Đến đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.
Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.
Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.
Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.
Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.
Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.
Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn trình như:
- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.
- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.
- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.
- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết. Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v...có mặt tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của tướng Khiêm.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói "Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau" nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay "Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục". Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.
Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v...chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.
Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn của tướng Khiêm.
Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v...
Mục tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v...để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v... Do đó ngay khi cuộc chỉnh lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.
Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: "Anh phải dời VN trong vòng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh".
Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v... Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.
Xuyên qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v...
Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị "cải lương" nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Trần Ngọc Giang
(Văn Nghệ Tiền Phong số 272)
Về bài viết “Tướng Trần Thiện Khiêm” của Trần Ngọc Giang
Tôi, Phạm Bá Hoa, xin phép tác giả Trần Ngọc Giang. Vì có nhiều bạn chuyển đến tôi bài viết của tác giả, kèm theo câu tóm tắt chung là “muốn tôi cho biết ý kiến”....Lúc đầu, tôi có trả lời rất vắn tắt riêng cho 4 bạn, nhưng vì càng nhiều bạn chuyển bài này đến tôi và muốn biêt ý kiến, nên tôi thấy cần trình bày chi tiết thêm vào từng đoạn thích hợp trong bài viết của tác giả để tiện trả lời chung. Vào đầu bài:
“Cơn Lốc Rối Loạn Đệ Nhất Đệ Nhị Cộng Hòa Việt Nam”, tác giả có y như “trần tình” với người đọc với dòng chữ “… sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch Sử Việt Nam”.
Cũng vì vậy, một lần nữa, tôi xin phép tác giả để viết lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, những gì mà mắt tôi thấy trực tiếp, tai tôi nghe trực tiếp, cùng nét nhìn của tôi từ những điều đó và từ những dòng chữ của tác giả, còn đánh giá như thế nào xin tùy quí vi hữu, quí độc giả.
Xin thưa, trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, tôi là Đại Úy chánh văn phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Trong bài này, phần chữ nghiêng tôi viết và save dưới dạng pdf.
* * *
Kể từ biến cố lịch sử năm 1975 đến nay đã có nhiều sách báo, đoàn thể, tôn giáo cũng như hầu hết đồng bào Việt Nam đều quy trách những nhà lãnh tụ miền Nam như Tổng thống Diệm, tuớng Minh, Đôn, Thiệu, Kỳ v.v… đều là những người đã một phần chịu trách nhiệm để Cộng sản thôn tính miền Nam. Sự quy trách này trên bình diện chính trị, truyền thông đương nhiên không ai phủ nhận, nhưng trên phương diện lịch sử thì thật là phiến diện. Do đó tiện giả sau nhiều lần suy nghĩ, trăn trở vẫn phải cầm cây viết hầu phơi bày một sự thật để phần nào giúp các sử gia sau này có những sự kiện quan trọng đưa vào dòng định mệnh của Lịch sử Việt Nam.
Ngược dốc thời gian năm 1958, Đại tá Trần Thiện Khiêm là một trong những sĩ quan được Tổng thống Diệm ưa thích vì vậy Đại tá Khiêm đã được bổ nhiệm Tư lệnh Sư đoàn 4BB. Thời gian này Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhất là Đại tá Nguyễn Khánh và Trung tá Nguyễn Văn Thiệu, bất cứ cuối tuần nào , Đại tá Khiêm đều lái xe đến thăm Đại tá Khánh tại đồn điền trà J’Ring, sau đó 2 người kéo lên Đà Lạt thăm Trung tá Thiệu đương là Chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Tôi không biết Thiếu Tướng Khiêm thân với Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu từ lúc nào, mà tôi chỉ biết – theo lời của bà Trần Thiện Khiêm – Đại Tướng Khiêm, Đại Tướng Nguyễn Khánh, và Đại Tướng Cao Văn Viên, thân nhau khi 3 vị cùng là Đại Úy và cùng chiến đấu trong quân đội Liên Hiệp Pháp tại mặt trận Na Sản trên đất Lào
Năm 1960 trong vụ đảo chánh do Trung tá Vương Văn Đông cầm đầu bị thất bại, bởi Đại tá Khiêm Tư lệnh SĐ 21BB từ miền Tây kéo về giải cứu Tổng thống Diệm, và kể từ đó Đại tá Khiêm được Tổng thống Diệm tín cẩn tuyệt đối, thăng cấp Thiếu tướng và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Liên quân Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
(1) Sau khi Đại Tá Nguyễn Chánh Thi thất bại cuộc đảo chánh 11/11/1960, Đại Tá Khiêm gọi tôi đến gặp ông tại Bộ TTM – lúc ấy tôi đang học lớp tham mưu tại trường đại học quân sự đồn trú trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, tức Bộ TTM. Trước khi đi học, tôi là Trưởng Ban Hành Quân Phòng 3/SĐ21BB- Đại Tá Khiêm chỉ nói: “Ông Khánh sẽ cho di chuyển trường đại học lên Đà Lạt. Phần chú, mãn khóa là chú về lại Phòng 3 SĐ, tôi có việc cho chú”. Ngày hôm sau, Đại Tá Khiêm trở về Quân Khu 5 đồn trú tại Cần Thơ, ông vẫn kiêm nhiệm Tư Lệnh SĐ21BB đồn trú tại Sa Đéc. Tháng 4/1962, giải thể các Quân Khu, các Quân Đoàn Sư Đoàn được trao thêm nhận trách nhiệm an ninh lãnh thổ với danh xưng kèm theo là Vùng Chiến Thuật, Khu Chiến Thuật, Đại Tá Khiêm vẫn là Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang, và SĐ21BB di chuyển từ Sa Đéc sang Cần Thơ. Ngày 6/12/1962, Đại Tá Khiêm thăng cấp Thiếu Tướng, được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu, và ông nhận chức ngày 17/12/1962. Lúc ấy tôi Đại Úy chánh văn phòng Tư Lệnh SĐ21BB, tôi cũng được lệnh thuyên chuyển đến bộ TTM, và Thiếu Tướng Khiêm cử tôi giữ chức chánh văn phòng TMT Liên Quân cũng từ ngày ấy (17/12/1962). Danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mới sử dụng từ 1/4/1964 thời Trung Tướng Nguyễn Khánh, sau văn kiện hệ thống hóa “QLVNCH gồm: Hải Quân, Không Quân, Lục Quân, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân” (2) Trong cuộc sống nhất là trong sinh hoạt chính trị, tôi không tin là có sự “tín cẩn tuyệt đồi”, vì thật ra không có gì tuyệt đối trong đời sống chúng ta cả.
Sau khi nắm chức vụ trên và nhất là được sự tin tưởng của Tổng thống, Thiếu tướng Khiêm đã đề cử Trung tá Thiệu làm Tư lệnh Sư đoàn 5BB và Thiếu tướng Khánh làm Tư lệnh vùng 2 Chiến thuật. Tóm lại tất cả các chức vụ quan trọng trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vào thới điểm này nếu có sự đề bạt của Thiếu tướng Khiêm chắc chắn sẽ được Tổng thống Diệm chấp thuận, ngoài ra TT Khiêm hơn hẳn các tướng lãnh khác là được cả ông Cố vấn Ngô Đình Nhu mến phục. Bởi vậy tiếng nói của Thiếu tướng Khiêm với hai nhân vật then chốt của nền Đệ Nhất Cộng Hòa có một tác dụng gần như tuyệt đối, các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng trong QLVNCH biết như vậy nên mọi lệnh của TT Khiêm, Tham mưu trưởng Liên quân đưa ra đều được thi hành đầy đủ, chính xác.
(1) Thiếu Tướng Khánh bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Khiêm trước khi ông đi Pleiku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật. Như vậy, tôi nghĩ, không phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Thiếu Tướng Khánh sau khi Thiếu Tướng Khiêm nhận chức. Chức TMT Liên Quân là chức vụ mới thiết lập và Thiếu Tướng Khiêm là người đầu tiên nhân chức vụ này. (2) Có phải Thiếu Tướng Khiêm đề cử Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu giữ chức Tư Lệnh SĐ5BB hay không, điều này tôi không biết. (3) Các đơn vị thi hành lệnh của Bộ TTM ngang qua TMT Liên Quân ký thừa lệnh Tổng Tham Mưu Trưởng là hành động bình thường trong quân đội.
Từ trước tới nay đã có nhiều sử gia và nhân vật chính trị đề cập đến cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 nhưng nhiều sự kiện vẫn còn thiếu sót và không chính xác vì chưa ai nêu đúng nhân vật chủ chốt, hầu hết đều cho rằng các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính là những nhân tố chính. Nhưng mặt trái bên trong hậu trường thì không phải vậy, Trung tướng Đôn mặc dù là Quyền Tổng Tham mưu trưởng nhưng không được các Tư lệnh quân binh chủng tin tưởng, Tướng Minh không có thực lực trong tay còn lại Tướng Đính chỉ trong phạm vi Tổng trấn Sài Gòn mà thôi.
Đầu tháng 3/2007 trong lúc nói chuyện với cựu Đại Tướng Khiêm sau khi đón ông và gia đình từ phi trường IAH sau chuyến du lịch Pháp quốc trở về Houston, nhân lúc vui vẻ, tôi hỏi: “Thưa anh Tư, hồi đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963, bắt đầu từ phía Hoa Kỳ hay từ phía Việt Nam mình anh Tư?” “Từ phía Hoa Kỳ”. “Vậy ai là người nối vào Việt Nam mình anh Tư?” “Ông S.”. “Ông ấy nối vào ai vậy anh Tư?” “Nối vào anh, nhưng anh thấy việc lớn quá nên giới thiệu với Trung Tướng Minh (Dương Văn)”. Cựu Đại Tướng Khiêm có nói tên đầy đủ của người Mỹ này, nhưng ông không muốn tôi nêu tên ông ấy dù ông S. đã chết rồi. Trong năm 1963, tôi có dịp nói chuyện với ông S. này trong những lúc ngồi chờ vào gặp Thiếu Tướng Khiêm. Ông ta trong ngành tình báo, nói tiếng Pháp sành sỏi. Với những gì tôi biết, Thiếu Tướng Khiêm là một trong những vị quan trọng trong cuộc đảo chánh chớ không phải là “nhân vật chủ chốt”. Trong một đoạn bên dưới, tôi trình bày rõ hơn về điểm này.
Đến đây tiện giả xin trình bày diễn tiến cuộc đảo chánh 1-11-63 để quý vị độc giả có thể thấu hiểu ai là người đã soạn thảo, móc nối và thi hành kế hoạch đảo chánh.
Khoảng đầu tháng 10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng cho biết sẽ có đảo chánh để lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa vì Thiếu tướng Khiêm được biết ông Ngô Đình Nhu đã có liên lạc với phía Việt Cộng. Đến đây tiện giả xin mở dấu ngoặc. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm tiết lộ cuộc đảo chánh cho Thiếu tá Giang vì Thiếu tá Giang đã từng là Chánh Văn phòng của Thiếu tướng Khiêm, và ngay sau nhậm chức Tham mưu trưởng Liên quân Thiếu tướng Khiêm đã yêu cầu Nha An ninh quân đội đưa Thiếu tá Giang sang giữ chức vụ Trưởng phòng An ninh Quân đội Bộ Tổng Tham mưu.
(1) Nếu tôi nhớ không lầm, lúc đảo chánh 1/11/1963, tác giả là Đại Úy chớ chưa là Thiếu Tá. Tôi còn nhớ văn phòng của tác giả trong Tổng Hành Dinh/Tổng Tham Mưu, building bên trái từ cổng số 1 vào. Tác giả có trách nhiệm xét cấp “Thẻ” ra vào cổng Tổng Tham Mưu cho quân nhân viên chức phục vụ trong khuôn viên Bộ TTM. Tôi cũng được cấp thẻ đó. Tác giả nói đầu tháng 10/1963, Thiếu Tướng Khiêm gọi tác giả lên văn phòng cho biết có đảo chánh, nhưng những gì tôi biết thì những buổi họp tối mật giữa Thiếu Tướng Khiêm với các vị đảo chánh là từ trung tuần tháng 10/1963. Chứng minh: Khoảng 17 hay 18/10/1963, Thiếu Tướng Khiêm bắt đầu có những lần rời khỏi nhà ban đêm (sau đảo chánh tôi mới biết là ông đến nhà Thiếu Tướng TT Đính) mà không cho xe hộ tống theo sau, cho phép suy đoán là chuyện đảo chánh được thảo luận từ đó.
(2) Về phần tôi, 7 giờ sáng 1/11/1963 (hôm ấy là lễ Các Thánh Tử Đạo) Thiếu Tướng Khiêm gọi tôi đến nhà ông, sau khi ngồi ở góc sân mà từ đó nhìn thấy chung quanh để biết chắc là không ai nghe thấy, trước khi ra lệnh ông nói thế này” “Đây là chuyện tối mật, chú không được nói với bất cứ ai kể cả vợ chú và chú Có, nếu bị tiết lộ thì chú đứt đầu trước tôi.” Chù Có mà Thiếu Tướng Khiêm nói ở đây là Trung Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của ông. Tôi nghĩ, nếu tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước đảo chánh một tháng, ắt hẳn tác giả phải là nhân vật rất quan trọng trong cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng trong thực tế chừng như không phải vậy, vì tôi không nhận thấy “người thật việc thật” liên quan đến cuộc đảo chánh. Tôi nói “rất quan trọng” vì đây là hành động ảnh hưởng trực tiếp đến binh nghiệp và mạng sống của những vị tham gia đảo chánh. Hơn ai hết, ngành an ninh biết rõ điều này ít nhất là sau vụ 11/11/1960. (3) Những gì ở Sư Đoàn 4 Dã Chiến liên quan đến tác giả, tôi có nghe Trung Úy Nguyễn Hữu Có – sĩ quan tùy viên lúc ấy – nói lại, nhưng vì chưa đủ lý lẽ để tôi tin nên tôi xem như không biết gì hết.
Ngày 20-10-1963 Thiếu tướng Khiêm chỉ thị Thiếu tá Giang qua gặp Đại tá Đỗ Mậu, Giám đốc Nha An ninh quân đội để cho Đại tá Mậu biết là ông Cố vấn Ngô Đình Nhu vừa ra lệnh cho Thiếu tướng Khiêm tạm giữ Đại tá Mậu vì ông này đang vận động đảo chánh; và Thiếu tướng Khiêm dặn Thiếu tá Giang nói với Đại tá Mậu tạm thời lánh mặt để Thiếu tướng Khiêm dễ dàng trình lên ông Cố vấn. Cũng trong thời gian này Thiếu tướng Khiêm tiết lộ với Thiếu tá Giang về phía tướng lãnh Thiếu tướng Khiêm đã tranh thủ được hầu hết, chỉ còn có Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao, Tư lệnh vùng 4 là chưa hội ý, riêng Tướng Khánh và Đại tá Thiệu hoàn toàn đồng ý với Thiếu tướng Khiêm, ngoài ra các Tư lệnh quân binh chủng đã có hứa là sẽ sát cánh với Thiếu tướng Khiêm. Nói tóm lại việc vận động, tổ chức cũng như hoàn tất kế hoạch đảo chánh hầu như do Thiếu tướng Khiêm chủ động vì chỉ có tướng Khiêm hội đủ mọi yếu tố để cho các tướng lãnh và tư lệnh quân binh chủng tin tưởng.
(1) Những ngày cuối tháng 10/1963, một buổi tối sau khi Thiếu Tướng Khiêm ra khỏi nhà một lúc, Trung Tá Phạm Thư Đường – chánh văn phòng ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu – điện thoại tôi, hỏi TT Khiêm đi đâu và tôi trả lời TT Khiêm vừa đi đâu đó tôi không biết. Trung Tá Đường nói lệnh của ông Cố Vấn bảo tôi trình với Thiếu Tướng Khiêm là sau giờ làm việc không nên ra khỏi nhà, vì lúc này bọn đặc công Việt cộng tìm ám sát các Tướng Lãnh. Điều này cho thấy ông Cố Vấn Nhu theo dõi hoạt động của Thiếu Tướng Khiêm (và có thể những vị khác nữa) chớ không phải lòng tín cẩn. Tôi chứng minh thêm. Tháng 4/1962, khi ông Cố Vấn xuống Vĩnh Long quan sát trắc nghiệm Ấp Chiến Lược, Đại Tá Khiêm – Tư Lệnh SĐ21BB/Khu Chiến Thuật Hậu Giang – có mặt tại phi trường nhỏ đón ông Cố Vấn, nhưng khi lên xe đi thăm ACL thì Đại Tá Khiêm vẫn ngồi trên xe của ông chớ không đi theo phái đoàn. Trung Tá Lê Văn Phước -Tỉnh Trưởng Vĩnh Long- đến tận xe mời Đại Tá Khiêm cùng ngồi xe với ông Cố Vấn, Đại Tá Khiêm nói: Anh đưa ông Cố Vấn đi thăm ÂCL, tôi vào nhà anh ngồi chờ”. Sở dĩ tôi nghe được câu trả lời và nhìn thấy thái độ của Đại Tá Khiếm, vì tôi vừa là chánh văn phòng Tư Lệnh SĐ21BB vừa trách nhiệm theo dõi trắc nghiệm ACL tại các tỉnh Hậu Giang, và lúc ấy tôi đứng cạnh Đại Tá Khiêm. (2) Trong quân sự, lệnh phải “ngắn gọn, rõ ràng, chính xác”. Ở đây, Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” dường như lệnh này không rõ nghĩa. Xin thưa, mỗi lần Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tôi, bao giờ ông cũng hỏi: “Chú có gì cần hỏi không?” Trường hợp tôi hiểu không rõ là tôi hỏi lại ngay. Với lệnh bảo Đại Tá Đỗ Mậu “tạm thời lánh mặt” phải hiểu thế nào để chuyển lệnh cho đúng? (3) Chính tôi điện thoại liên lạc Thiếu Tướng Khánh (ở Pleiku) nhưng ông không nhận điện thoại, mãi đến gần sáng 2/11/1963 ông mới lên tiếng ủng hộ đảo chánh, chứng tỏ Thiếu Tướng Khánh không tham dự từ đầu, vì nếu tham dự từ đầu thì Thiếu Tướng Khiêm đâu cần ra lệnh cho tôi điện thoại hỏi TT Khánh.
Sáng sớm ngày 31-10-1963 Thiếu tướng Khiêm gọi Thiếu tá Giang lên văn phòng; khi Thiếu tá Giang bước vào thì thấy Đại tá Nguyễn Hữu Có ở đó, Thiếu tướng Khiêm chỉ thị cho Thiếu tá Giang cầm công điện hỏa tốc đi cùng với Đại tá Có xuống Mỹ Tho để bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn hiện do Đại tá Đạm là tư lệnh. Sở dĩ Thiếu tướng Khiêm ra lệnh cho Thiếu tá Giang đi với Đại tá Có là để Đại tá Đạm tin tưởng là lệnh thật do chính Thiếu tướng Tham mưu trưởng ký vì Đại tá Đạm từng biết sự thân cận giữa Thiếu tướng Khiêm và Thiếu tá Giang.
(1) Vào thời gian ấy, cử vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn phải là Sắc Lệnh của Tổng Thống, đâu thể nào chỉ do một công điện mà là công điện của vị Tham Mưu Trưởng Liên Quân lại đủ thẩm quyền thay cho một Sắc Lệnh? Thêm nữa, những tài liệu thuộc loại mật và tối mật trong văn phòng TMT Liên Quân, hoàn toàn do tôi đánh máy, cho số, vào phong bì, dán kín mới gởi, cũng như lưu giữ trong tủ sắt ngay sau lưng tôi, không một sĩ quan nào có trách nhiệm này. Nhưng tôi hoàn toàn không biết gì về công điện mà tác giả nói ở trên. (2) Tôi có chút thắc mắc: “Tại sao phải có mặt tác giả bên cạnh Đại Tá Nguyễn Hữu Có để chứng minh công điện đó là thật”. Như vậy phải hiểu rằng, nếu không có tác giả thì Đại Tá Có chẳng có giá trị gi hết, nếu không nói lúc ấy “Đại Tá Có chỉ là cái bóng của tác giả”. Với lại những gì tôi biết về Đại Tá Đạm, ông là người rất chính chắn bình tỉnh trong mọi vấn đề, nên tôi tự hỏi: Chẳng lẽ Đại Tá Đạm biết tác giả được sự tín cấn của Thiếu Tướng Khiêm đến mức chỉ cần sự có mặt của tác giả đã đủ để ông tin tưởng cái lệnh tối mật đó là thật sự của Thiếu Tướng Khiêm? Chẳng lẽ Đại Tá Đạm lại chấp nhận cái công điện đó của vị TMT Liên Quân có thẩm quyền thay cho Sắc Lệnh của Tổng Thống? Dù gì thì trên quyền của TMT Liên Quân còn có Trung Tướng Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng nữa mà. Phải chăng tác giả hàm ý tác giả là biểu tượng của Thiếu Tướng Khiêm do tác giả từng là chánh văn phòng của Đại Tá Khiêm khi ông giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 4 Dã Chiến đồn trú tại Biên Hòa. (tùy theo thời gian, tôi dùng cấp bậc đúng vào lúc ấy)
Đến 11 giờ sáng cùng ngày Thiếu tá Giang trở về Bộ Tổng Tham mưu và được Thiếu tướng Khiêm cho biết đúng 12 giờ trưa Thiếu tướng Khiêm sẽ chủ tọa buổi họp các tư lệnh quân binh chủng, và sau buổi họp nếu ai chống lại đảo chánh thì thiếu tá Giang phải giữ lại trong phòng họp Bộ Tổng Tham mưu chờ lệnh của Thiếu tướng Khiêm. Buổi họp vừa chấm dứt; trong lúc lộn xộn thì Đại úy Nhung sĩ quan cận vệ của Trung tướng Minh tự ý bắt Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng đặc biệt dẫn đi đâu không rõ, sau đó Đại úy Nhung trở lại định bắt Đại tá Cao Văn Viên, Tư lệnh Sư đoàn nhảy dù và ông Lê Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô Thành, nhưng Thiếu tá Giang đã ngăn chặn kịp thời. Đại úy Nhung báo lên Trung tướng Minh và Trung tướng đến hỏi lý do cản trở Đại úy Nhung thì Thiếu tá Giang trả lời là thi hành lệnh Tướng Khiêm.
(1) Ngày 31/10/1963, hoàn toàn không có buổi họp nào tại Bộ TTM do TT Khiêm chủ tọa cả. (2) Ngày 1/11/1963, lúc 7 giờ sáng (hôm ấy nghỉ lễ buổi sáng), Thiếu Tướng Khiêm đưa tôi hai danh sách và ra lệnh: Thứ nhất. Mời quí vị trong danh sách 1 đến câu lạc bộ Bộ TTM trước 12 giờ để dùng cơm, thật ra là buổi họp của những vị tham gia đảo chánh trước khi lên phòng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm. (2) Mời quí vị trong danh sách 2 đến họp tại phòng họp số 1 (tầng 1 tòa nhà chánh) và yêu cầu có mặt trước lúc 1 giờ trưa, thật ra là cầm chân trong phòng họp. Đúng 1 giờ trưa, đóng cửa lại và cho Quân Cảnh gác, không một ai trong số đó được ra vào. Lúc ấy tác giả không phải là thành viên của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, cũng không phải là sĩ quan thừa hành của bất cứ vị nào trong đó, tôi nghĩ, tác giả làm sao ngăn chận Đại Úy Nhung là người nhận lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng. Thật ra – theo lời của cựu Đại Tướng Cao Văn Viên – nói với tôi trong bữa ăn tại nhà anh chị Lý Thanh Tâm ở Virginia trưa ngày 6/9/2003, chính Thiếu Tướng Đính bảo Đại Úy Nhung tháo còng ra (lúc ấy mới còng 1 tay). (3) Tôi ngạc nhiên ở điểm, tác giả không phải là Trung Tướng Minh, cũng không phải là Đại Úy Nhung, làm sao biết được Đại Úy Nhung “tự ý” bắt Đại Tá Tung? Sự kiện mà tác giả nêu lên là sự kiện lịch sử, vì vậy mà sự suy đoán nhất là suy đoán theo chủ quan, tôi nghĩ là nên tránh. (4) Nhẩy Dù lúc ấy là Lữ Đoàn chớ chưa là Sư Đoàn. (5) Ngay Đại Tá Nguyễn Đức Thắng Trưởng Phòng 3 TTM, Đại Tá Đặng Văn Quang Trưởng Phòng 4 TTM, cũng không vào được, tác giả làm sao vào bản doanh HĐQNCM để nhận lệnh của Thiếu Tướng Khiêm. Xin mời đọc thêm đoạn cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston vào tối 21/10/2003 (bên dưới) để nhận ra điều mà tác giả nói Thiếu Tướng Khiêm ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động Đại Úy Nhung, “điều đó có thể có hay không”.
Khoảng 2 giờ trưa ngày 31-10-63 Đại úy Lê Quang Triệu, em ruột của Đại tá Tung dẫn 1 đại đội lực lượng đặc biệt cùng với 4 chiến xa đến cổng Bộ Tổng Tham mưu để hỏi tình trạng Đại tá Tung, ngay khi đó Đại úy Nhung chạy ra gặp Đại uý Triệu và yêu cầu Đại úy vào trình diện Thiếu tướng Khiêm, Đại úy Triệu nghe lệnh trình diện Thiếu tướng Khiêm nên Đại úy không nghi ngờ gì do đó mới bị chết thảm.
Ngày 31/10/1963, không có chuyện Đại Úy Triệu đẫn quân đến hỏi tình trạng Đại Tá Tung.
Khi tiếng súng đảo chánh nổ trưa 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm đã chủ động qua các diễn trình như:
Ngày 31/10/1963, đâu có cuộc đảo chánh nào mà nổ súng. Đảo chánh ngày 1/11/1963, ngày này không phải riêng Việt Nam mình mà nhiều quốc gia trên thế giới đều biết, nhưng theo tài liệu của tác giả là ngày 30/10/1963. Viết nhầm con số chăng? Tôi e không phải, vì ngày 1 chỉ có một con số nhưng tác giả lại gõ vào số 3 trước rồi đến số 1. Còn con số tháng 10 khác xa với con số tháng 11. Muốn viết số 11 thì gõ hai lần số 1 tận cùng bên trái, nếu gõ nhầm số thứ nhì phải là số 2 hay số 3, chớ đâu thể nào gõ nhầm vào số 0 ở gần tận cùng bên phải của hàng số. Nếu được tác giả giải thích điều này thì rõ nghĩa.
- Ra lệnh cho Đại tá Có điều động Sư đoàn 7 ngăn chặn lực lượng tiếp viện từ vùng 4 chiến thuật.
Lệnh của HĐQNCM (không phải lệnh của Thiếu Tướng Khiêm) cử Đại Tá Nguyễn Hữu Có xuống SĐ7BB (Mỹ Tho) khống chế Đại Tá Đạm án binh bất động. BTL Quân Đoàn 4 tại Cần Thơ và SĐ9BB đồn trú tại Sa Đéc, hai đại đơn vị này cũng bị khống chế án binh bất động như vậy.
- Lệnh cho Đại tá Thiệu, Tư lệnh Sư đoàn 5 điều quân về Sài Gòn để làm chủ lực tấn công Lữ đoàn phòng vệ Phủ Tổng thống và Dinh Gia Long.
- Cô lập tất cả Tư lệnh Quân binh chủng nào xét ra chống lại cuộc đảo chánh.
Lúc 1 giờ trưa, tôi xuống lầu chuyển lệnh cho Quân Cảnh đóng cửa phòng họp số 1 và Quân Cảnh đứng gác. Tôi thấy tận mắt để biết chắc là lệnh đã được thi hành, rồi trở lên văn phòng trình Thiếu Tướng Khiêm.
- Ra lệnh cho Tướng Khánh, Tư lệnh vùng 2 và Tướng Trí vùng 1 chiến thuật thi hành những biện pháp cần thiết.
Tối 1/11/1963, tôi điện thoại lên Quân Đoàn 2 để chuyển lời của Thiếu Tướng Khiêm hỏi TT Khánh có ủng hộ hay không, nhưng TT Khánh không nhận điện thoại. Như vậy, Thiếu Tướng Khánh không được biết cuộc đảo chánh ít nhất cho đến sau 1 giờ trưa (giờ G của cuộc đảo chánh). Trường hợp Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí có công điện ủng hộ ngay sau 1 giờ trưa ngày 1/11/1963. Tôi có trách nhiệm nhận các công điện do Truyền Tin Bộ TTM đưa đến và mang vào trình Thiếu Tướng Khiêm, cũng có nghĩa là trình cho HĐQNCM. Ngay sau đó, những công điện ủng hộ được chuyển sang đài phát thanh để phát trên làn sóng. Tôi cũng được lệnh bảo Truyền Tin Bộ TTM “chận bắt” tất cả công điện gởi về Phủ Tổng Thống và trình ngay vào Hội Đồng.
- Riêng các Tướng Minh, Đôn, Kim, Nghiêm, Xuân v.v… có mặt tại Tòa nhà chánh bộ Tổng Tham mưu chỉ có tính cách phụ giúp hơn là thực quyền vì tất cả mọi lệnh và điều hành đảo chánh đều diễn ra trong phòng làm việc của tướng Khiêm.
Tôi có mặt trong văn phòng từ sáng sớm ngày 1/11/1963 liên tục ngày đêm đến chiều ngày 3/11/1963 mới về nhà, tôi không thấy tác giả có mặt trong phòng Thiếu Tướng TMT Liên Quân, tức bản doanh của HĐQNCM. Đúng là mọi diễn biến đều diễn ra trong phòng làm việc của Thiếu Tướng Khiêm và điều này trong Bộ TTM ai cũng biết cả, nhưng thực quyền thì không phải vậy. Bằng chứng. Khoảng 5 giờ chiều 1/11/1963, khi tôi vào cầm ống nói điện thoại đưa Thiếu Tướng Khiêm và mời ông tiếp chuyện với Tổng Thống, Thiếu Tướng Khiêm chưa kịp phản ứng thì Trung Tướng Minh giựt ống nói trên tay tôi và nói chuyện với Tổng Thống. Vài phút sau đó, cũng điện thoại từ Đại Úy Bằng, sĩ quan tùy viên của Tổng Thống, yêu cầu tôi mời Thiếu Tướng Khiêm tiếp chuyện với Tổng Thống, nhưng Trung Tướng Minh cũng giựt ống nói và đặt xuống máy chớ không nói chuyện. Thiếu Tướng Khiêm với thái độ bình thản, im lặng. Thêm nữa, lúc 7 giờ tối, Trung Tướng Minh gọi các vị vào họp, lúc ấy có thêm Trung Tá Đỗ Khắc Mai (Không Quân) mới đến. Ông ra lệnh: “Đến 7 giờ sáng mai (2/11/1963) nếu dinh Gia Long chưa đầu hàng, Không Quân cho nhiều phi tuần khu trục đánh bom, sau đó Thủy Quân Lục Chiến và Thiết Giáp tấn công vào …..” Chỉ vài sự kiện đó thôi, tôi nghĩ, cũng đủ cho thấy vị nào thực sự nắm quyền.
Tiếng chuông của chiếc điện thoại được reo đúng 3 giờ 17 phút, Thiếu tướng Khiêm nghe, đầu giây bên kia người đối thoại không ai khác là Tổng thống Diệm. Sau cuộc điện đàm Thiếu tướng Khiêm quay qua tướng Minh, Đôn nói “Tổng thống nói với các tướng lãnh đến dinh Gia Long nói chuyện. Moi trả lời để hội ý rồi sẽ trình lại Tổng thống sau” nhưng sau đó tướng Minh, Đôn, Kim và cả Khiêm không đồng ý đến gặp Tổng thống Diệm. Tuy nhiên khoảng 4:30 chiều 31-10-63 Thiếu tướng Khiêm tự ý điện thoại cho Tổng thống Diệm với đề nghị đưa Tổng thống cùng toàn thể gia đình ông Nhu ra ngoại quốc với sự bảo đảm an ninh do chính Thiếu tướng Khiêm hứa. Khoảng 6 giờ chiều Tổng thống Diệm gọi cho tướng Khiêm để cho biết là T.T. đồng ý đề nghị nói trên nhưng khi tướng Khiêm hội ý với tướng Minh, Đôn, Kim thì tướng Minh nói ngay “Giờ này quá trễ rồi, chúng ta cứ tiếp tục”. Qua các cuộc điện đàm kể từ lúc tiếng súng bắt đầu nổ cho đến khi Tổng thống Diệm chạy đến nhà thờ Cha Tam, Tổng thống Diệm chỉ có gọi điện thoại cho Thiếu tướng Khiêm mà thôi.
Trong Bộ TTM vào ngày 31/10/1963, tình hình vẫn bình thường như những ngày trước đó. Chuyện mà tác giả nói ở đây, tôi không biết xảy ra ở đâu. Cứ cho rằng cuộc đảo chánh diễn ra ngày 31/10/1963 như tác giả viết, vậy thì đúng 3 giờ 17 phút, lúc 4 giờ 30 phút, và khoảng 6 giờ chiều mà tác giả viết trong tài liệu, liệu tác giả có mặt trong phòng Thiếu Tướng Khiêm vào những lúc ấy hay không mà viết rất rõ giờ phút? Vế phần tôi, tôi thấy tận mắt Trung Tướng Minh cầm ống nói nói chuyện với Tổng Thống khoảng 5 giờ chiều và tôi nghe tận tai Trung Tướng Minh thuật lại cuộc nói chuyện đó với các vị ngồi trong phòng Thiếu Tướng Khiêm lúc ấy, nhưng không phải ngày 31/10/1963 mà là ngày 1/11/1963. Đây là vấn đề lịch sử, mà lịch sử phải là khách quan, trung thực!
Đọc hết đoạn trên chắc độc giả đã nhận ra vai trò của tướng Khiêm từ tiền đảo chánh đến khi cuộc cách mạng 1-11-63 thành công, nếu tướng Khiêm không được Tổng thống Diệm tin dùng, nếu không có sự hợp tác với tướng Minh, Đôn v.v… chắc chắn là cuộc đảo chánh không thể xảy ra được vì trên cương vị Tham mưu trưởng Liên quân lại được sự tín cẩn của Tổng thống vì vậy các Tư lệnh Quân Binh Chủng đã không có phản ứng nên cách mạng 1-11-63 mới thành công một cách dễ dàng. Ngược lại nếu tướng Minh, Đôn, Đính ra lệnh cho các đơn vị chắc chắn sẽ bị chống đối hoặc không thi hành, nhất là 2 lực lượng nồng cốt do chính Thiếu tướng Khiêm điều động với SĐ7 có nhiệm vụ ngăn chặn tiếp cứu của vùng 4, và Sư đoàn 5 chủ yếu tấn công Lữ đoàn Liên Binh phòng thủ phủ Tổng thống với dinh Gia Long.
Thưa quí vi hữu và quí độc giả, sau 12 năm 3 tháng bị nhốt trong 4 trai tập trung của cộng sản tại miền Nam và miền Bắc, tôi đến Hoa Kỳ ngày 5/4/1991 trong đợt HO5. Sau mấy năm làm nhiều việc khác nhau, cuộc sống ổn định. Năm 2003, tôi lên Virginia thăm cựu Đại Tướng Khiêm và cựu Đại Tướng Viên. Sau đó, thỉnh thoảng điện thoại qua lại. Tối 21/10/2003, cựu Đại Tướng Khiêm từ Virginia điện thoại tôi ở Houston, ông nói một số điểm liên quan đến cuộc đảo chánh 1/11/1963. Đây là vài điểm trong số đó: “Trước ngày đảo chánh, Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm) nói như một điều kiện liên quan đến Tổng Thống Diệm rằng: “Phải để Tổng Thống bình yên và xuất ngoại”. Lúc đó Trung Tướng Dương Văn Minh đồng ý, Thiếu Tướng Lê Văn Kim cũng đồng ý. Sở dĩ Anh nói với Trung Tướng Minh và Thiếu Tướng Kim, vì hai ông này là hai nhóm riêng chớ không phải là một nhóm đâu nghe chú. Khi biết ông Diệm cùng với ông Nhu bị giết, Đại Tá Quyền (Hồ Tấn Quyền) bị giết, Đại Tá Tung (Lê Quang Tung) cũng bị giết, đến em của ông Tung là Lê Quang Triệu cũng bị lừa rồi giết chết. Ông Viên (Cao Văn Viên) thì bị còng tay. Họ hành động lén nên Anh với chú có hay biết gì đâu. Mấy ổng ngồi bên phòng của Đại Tướng Tỵ quyết định với nhau. (Lúc ấy Đại Tướng Tỵ dưỡng bệnh ngoài Vũng Tàu, Trung Tướng Trần Văn Đôn Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng). Ngưng một chút, ông tiếp: “Chú thấy chưa? Nhóm ông Minh với nhóm ông Kim độc ác quá! Ông Diệm gọi điện thoại bảo cho xe đến đón, tức là ổng đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng? Trước đó, ông Minh ông Kim đồng ý với Anh là để ông Diệm bình yên và lưu vong, tại sao lại giết? Cho nên từ đó Anh bất mãn với ông Minh ông Kim”. Với lời của cựu Đại Tướng Khiêm trên đây, cho thấy lúc ấy ông trong thế bị động, cho nên không hay biết gì về Đại Tá Tung bị đưa ra khỏi phòng họp số 1, Đại Tá Viên bị còng tay, thì làm sao ông ra lệnh cho tác giả ngăn chận hành động của Đại Úy Nhung như tác giả viết ở một đoạn bên trên.
Sau cuộc cách mạng 1-11-63 thành công vai trò nổi bật là những tướng Minh, Đôn, Kim, Đính, Xuân. Riêng tướng Khiêm với chức vụ Tổng trưởng Quốc phòng hữu danh vô thực, ngoài ra tiếng nói của tướng Khiêm trong Hội đồng Quân nhân Cách mạng hầu như bị lãng quên do đó cuộc chỉnh lý mới bùng nổ mà nguyên nhân chính là do sự bất mãn của tướng Khiêm.
(1) Chiều ngày 2/11/1963, Thiếu Tưóng Khiêm thăng cấp Trung Tướng (cùng với nhiều vị khác nữa) và vẫn giữ chức Tham Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Chức vụ đó là chính xác, vì tôi vẫn là chánh văn phòng. (2) Ngày 1/1/1964, bàn giao chức TMT Liên Quân cho Trung Tướng Lê Văn Kim, và ngay chiều hôm ấy sang nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3/Vùng 3 Chiến Thuật. Cả hai cuộc bàn giao không có vị nào chủ tọa, mà chỉ có 2 vị “bên giao bên nhận” và các sĩ quan tham mưu liên hệ. Tôi và các sĩ quan cùng nhân viên văn phòng TMT Liên Quân đều thuyên chuyển sang Quân Đoàn 3, cộng thêm Đại Úy Lê Văn Tuấn (về sau anh Tuấn là Đại Tá Giám Đốc Nha An Ninh Hành Chánh khi Đại Tướng Khiêm giữ chức Tổng Trưởng Nội Vụ). Tôi nghĩ, tác giả được tín cẩn đến mức được Thiếu Tướng Khiêm cho biết trước một tháng về cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhưng tiếc là tác giả không biết gì về chức vụ của Trung Tướng Khiêm sau cuộc đảo chánh. Mời quí vi xem lại đoạn trên để thấy cựu Đại Tướng Khiêm thố lộ một chút tâm trạng của ông sau ngày 1/11/1963. (2) Nếu chỉ cho rằng, vì Trung Tướng Khiêm bất mãn do chức Tổng Trưởng Quốc Phòng hữu danh vô thực, tại sao trong bản doanh của các vị Chỉnh Lý ngày 30/1/1964 có mặt một viên chức tình báo Hoa Kỳ? (viên chức này khác với viên chức Hoa Kỳ trong cuộc đảo chánh 1/11/1963). Chẳng lẽ Hoa Kỳ chỉ đơn thuần ủng hộ sự bất mãn của Trung Tướng Khiêm mà không có quyền lợi của Hoa Kỳ?
Người tổ chức, thảo kế hoạch do tướng Khiêm chủ động với sự trợ giúp của tướng Khánh và tướng Thiệu cùng 1 số đông các Tư lệnh quân binh chủng. Tuy nhiên vì sở trường của tướng Khiêm là không bao giờ muốn lộ mặt nên tướng Khánh được tướng Khiêm chỉ định coi như lãnh đạo cuộc chỉnh lý. Trên thực tế tướng Khánh không có thực lực, không được ai tin tưởng cho nên nếu không có tướng Khiêm đẩy ra sân khấu chắc chắn không bao giờ tướng Khánh mơ tưởng được làm Chủ tịch Hội đồng Quân nhân, Thủ tướng v.v…
Đến đây tác giả viết đến cuộc chỉnh lý ngày 30/1/1964. Lúc bấy giờ Trung Tướng Khiêm Tư Lệnh Quân Đoàn/Vùng 3 Chiến Thuật, Trung Tướng Khánh Tư Lệnh Quân Đoàn 1/Vùng 1 Chiến Thuật. Xin nhắc lại, sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, nhiều vị Tướng Lãnh thăng cấp và giữ chức vụ mới. Trong số đó, HĐQNCM cử Trung Tướng Trí Tư Lệnh QĐ1/V1CT đồn trú ở Đà Nẳng, Trung Tướng Khánh Tư Lệnh QĐ2/V2CT đồn trú ở Pleiku, hai vị hoán chuyển chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn. Cũng lúc ấy, tôi là Thiếu Tá, chánh văn phòng Tư Lệnh QĐ3/V3CT. Từ giữa tháng 1/1964, Trung Tướng Khiêm với Trung Tướng Khánh thường liên lạc nhau bằng điện thoại, đôi khi dùng tiếng Pháp. Chiểu ngày 26 hoặc 27/1/1964, Trung Tướng Khiêm bảo tôi lái xe của ông lên phi trường nhưng bên bãi đáp quân sự đón Trung Tướng Khánh. Đừng cho ai biết tin này. Những đêm sau đó, 2 vị cùng ngồi chung xe đi đâu đó, tương tự như trước ngày 1/11/1963 vậy.
Ngày 29/1/1964, sau giờ làm việc chiều về nhà (thuở ấy là việc từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều), Trung Tướng Khiêm gọi tôi đến tư dinh và cho biết: “Tôi, Trung Tướng Khánh, và Đại Tá Viên, lật đổ nhóm ông Minh ông Đôn, vì các ông này có kế hoạch đưa Việt Nam đến trung lập. Sau giờ này, chú đưa xe truyền tin hành quân của Quân Đoàn về đậu sau nhà chú. Đích thân chú liên lạc với Thiếu Tướng Thiệu và Thiếu Tướng Có, khi liên lạc được rồi phải giữ máy thường trực cho tôi. Công tác này chú phải xong trước 2 giờ sáng. Đúng 3 giờ sáng, chú đón tại cổng số 1, mời Đại Tá Viên vào nhà Trung Tướng Khánh (bên phải sau khi vào cổng sổ 1) và hướng dẫn Tiểu Đoàn Dù bố trí chung quanh tòa nhà chánh. Phần an ninh trại Trần Hưng Đạo, chú với Trung Tá Luông lo như lần trước. Chú còn gì cần hỏi thêm không?” Tôi không có gì phải hỏi. Cuối cùng, ông bảo tôi chỉnh lại đồng hồ theo đồng hồ của ông. Và rồi Chỉnh Lý (tôi vẫn gọi đảo chánh) thành công.
Khoảng 12 giờ trưa 30/1/1964, Sau một lúc thảo luận với viên chức Hoa Kỳ đã có mặt từ sớm, Trung Tướng Khánh mời Trung Tướng Khiêm và Đại Tá Viên vào bàn họp. Một số sĩ quan quan tâm hay hiếu kỳ, đang đứng lóng ngóng trong nhà để theo dõi tin tức, được mời ra sân, đang có khá đông sĩ quan các quân binh chủng và một số phóng viên báo chí. Lúc bấy giờ trong nhà Trung Tướng Khánh, ngoài 3 vị tại bàn họp, chỉ còn người Việt Nam có vẻ là thân tín của Trung Tướng Khánh, một viên chức Hoa Kỳ, và tôi. Trung Tướng Khánh lên tiếng trước như là người chủ tọa: “Thôi, mọi việc xong rồi. Bây giờ thì anh Khiêm làm đi”. Trung Tướng Khiêm xoay qua Đại Tá Viên, vừa cười vừa nói: “Phần tôi đến đây là đủ rồi. Tôi không thích chính trị đâu, hay là anh Viên nhận đi”. Đại Tá Viên với nụ cười không hết miệng như lúc nào: “Thôi. Hai anh tính với nhau đi, ai làm cũng được mà. Tôi không thích lao vào chính trị. Phần tôi đến đây là xong. Tôi muốn ở Lữ Đoàn Dù với anh em”. Trung Tướng Khánh cười cười: “Các “toa” không nhận thì “moa” đành nhận thôi”.
Mục tiêu của cuộc chỉnh lý không ngoài mục đích của tướng Khiêm là vô hiệu hóa hết quyền hành các tướng Minh, Đôn, Kim v.v…để trả thù lại sự vô ơn của các tướng đối với tướng Khiêm sau cách mạng 1-11-63 và luôn thể đưa những người bạn thân nhất nắm chính quyền là tướng Khánh, tướng Thiệu v.v… Do đó ngay khi cuộc chỉnh lý thành công tướng Khiêm không muốn ở vị thế lãnh đạo nên đẩy tướng Khánh ra thay thế tướng Minh, đưa tướng Thiệu nắm chức Tổng Tham mưu trưởng QLVNCH.
Sau Chỉnh Lý, Trung Tướng Khánh nhận chức Chủ Tịch HĐQNCM hành sử chức năng Quốc Trưởng, Trung Tướng Khiêm nhận chức Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Thiệu nhận chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Nhưng khi tam đầu chế Minh, Khánh, Khiêm thành hình thì tướng Khánh ham quyền lực, quên đi người đã gây dựng sự nghiệp cho mình là tướng Khiêm, nên tướng Khánh một mặt củng cố uy quyền mặt khác loại bỏ những người thân cận của tướng Khiêm. Tiện giả còn nhớ câu của tướng Khánh nói với tướng Khiêm khi tướng Khánh tống tướng Khiêm đi làm Đại sứ tại Đài Loan như sau: “Anh phải dời VN trong vòng 48 tiếng, nếu không tôi sẽ không bảo đảm tính mạng của anh”.
(1) Có tổ chức “tam đầu chế” vì theo các tổ chức chính trị mít tinh biểu tình “cáo giác” Hiến Chương Vũng Tàu là sản phẩm của Trung Tướng Khánh phảng phất tính độc tài. Trung Tướng Khánh đưa ra “sáng kiến” kết hợp Đại Tướng Khiêm (thăng cấp trước ngày ban hành Hiến Chương), Trung Tướng Minh, và Trung Tướng Khánh vào tổ chức này, nhưng quyền hành vẫn trong tay Trung Tướng Khánh. (2) Ngày 13/9/1964, Trung Tướng Dương Văn Đức, Tư Lệnh QĐ4/V4CT cùng Đại Tá Tồn Tư Lệnh SĐ7BB, thực hiện cuộc Biểu Dương Lực Lượng cảnh cáo Trung Tướng Khánh. Có lẽ khi hoàn thành công tác cảnh cáo nên viên chức tình báo Hoa Kỳ ra lệnh rút quân về Mỹ Tho và Cần Thơ. Trung Tướng Khánh buộc Đại Tướng Khiêm lưu vong vì ông cho rằng Đại Tướng Khiêm đứng sau lưng những vụ xáo trộn chống đối ông. Trong bữa ăn trưa ngày 30/9/1964 tại tư dinh Đại Tướng Khiêm do Trung Tướng Khánh bắt buộc, chỉ có Đại Tướng Khiêm & phu nhân, và Trung Tướng Khánh. Nhóm an ninh của Đại Tướng Khiêm – có tôi – và nhóm cận vệ của Trung Tướng Khánh gần như ghìm nhau chung quanh bên ngoài. Sau khi Trung Tướng Khánh ra về, tôi hỏi: “Thưa Đại Tướng, điều gì xảy ra mà Trung Tướng Khánh to tiếng vậy Đại Tướng? “Ông Khánh “muốn” (hàm chứa ý nghĩa một mệnh lệnh) tôi phải ra ngoại quốc, nếu không thì tánh mạng tôi khó an toàn”. “Đại Tướng nghĩ sao? “Tôi quyết định đi. Chú lo thủ tục cho tôi và gia đình tôi càng sớm càng tốt. Chú với chú Châu, nếu được thì cùng đi với gia đình tôi”.
Tôi thắc mắc: Lúc ấy tác giả đứng đâu mà nghe câu ấy? (3) Đại Tướng Khiêm lưu vong dưới danh nghĩa đi cám ơn các quốc gia Âu Châu đã ủng hộ VNCN chống cộng sản chớ không phải đi làm Đại Sứ ở Đài Loan như tác giả viết trong tài liệu. Thật ra, Đại Tướng Khiêm giữ chức Đại Sứ VNCH tại Hoa Kỳ, sau đó mới chuyển sang Đài Loan, và từ Đài Loan về nước tham gia chánh phủ.
Mặc dù sau khi tướng Khánh loại được tướng Khiêm, nhưng từ Đài Loan tướng Khiêm vẫn âm thầm tổ chức để lật đổ tướng Khánh, do đó mới có những cuộc binh biến xảy ra liên miên cầm đầu bởi tướng Dương Văn Đức, Lâm Văn Phát, Đại tá Tồn, Trang v.v… Tuy nhiên, tướng Khiêm ít nhất vẫn được người bạn trả ơn đàng hoàng là tướng Thiệu, vì ngay khi tướng Thiệu đắc cử Tổng thống thì tướng Khiêm, đương kim Đại sứ Hoa Kỳ được gọi về giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội Vụ và sau đó là Thủ tướng cho đến sát biến cố 4-1975.
(1) Xin lặp lại. Biểu Dương Lực Lượng do Trung Tướng Đức thực hiện dẫn đến trường hợp Đại Tướng Khiêm lưu vong, chớ không phải Đại Tướng Khiêm từ Đài Loan điều khiễn cuộc Biểu Dương Lực Lượng. (2) Cuộc đảo chánh ngày 19/2/1965 do Thiếu Tướng Lâm Văn Phát lãnh đạo để lật đổ Trung Tướng Khánh, nhưng bị Hội Đồng Quân Đội (đã cải danh từ HĐQNCM) buộc rút quân về căn cứ, đồng thời HĐQĐ buộc Trung Tướng Khánh lưu vong với chút an ủi là Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu thăng cấp Đại Tướng cho Trung Tướng Khánh. Xin nói thêm. Trong cuộc điện đàm tối 21/10/2003, có đoạn liên quan. Sau khi ông hỏi tôi những chi tiết trong cuộc đảo chánh này, tôi liền hỏi lại ông: “Thưa anh Tư, xin anh cho biết vụ Thiếu Tướng Phát đảo chánh ngày 19/2/1965, theo lời Trung Tá Lê Hoàng Thao nói thì Trung Tá Phạm Ngọc Thảo từ Hoa Kỳ về tham gia, nếu thành công thì anh Tư về cầm quyền. Điều đó có đúng không?” Cựu Đại Tướng Khiêm trả lời: “Bây giờ chú hỏi Anh mới biết là tại sao lúc đó mấy anh nhà báo của Mỹ nhất là tờ Washington Post theo phỏng vấn Anh về cuộc đảo chánh đó. Anh trả lời là Anh không biết gì hết, và đang chờ tin tức từ Việt Nam. Còn cái vụ ông Thảo về Việt Nam là do ông Khánh (Trung Tướng Khánh) gởi công điện gọi ông Thảo về gấp đó mà không nói lý do. Sau đó Anh mới biết ông Khánh phái người chận bắt ông Thảo đem đi giết, nên người đó giúp ông Thảo chạy trốn. Về sau, bị nhóm nào đó bắt được và giết chết”. Rồi ông nói tiếp: “Chú có biết là tại sao ông Phát đảo chánh ông Khánh bị thất bại, mà ông Khánh lại lưu vong hông? Ông Phát thua thì phải rồi, còn ông Khánh tại sao thua? Hồi ông Khánh qua ở đây với Anh (Đại Tướng Khánh có đến nhà Đại Tướng Khiêm khi ông Khiêm giữ chức Đại Sứ tại Hoa Kỳ), Anh có hỏi ổng: “Tại sao ông Phát thua mà Anh cũng thua nữa? Ông Khánh “cười cười mà không trả lời”. Im lặng một lúc, cựu Đại Tướng Khiêm nói tiếp: “Anh có gặp Thiếu Tướng Phát khi ổng qua Mỹ này, Anh hỏi ổng tại sao ổng đảo chánh hồi năm 1965. Ông Phát trả lời thật ngắn là “Mỹ xúi”. Anh thấy chuyện đời mà buồn! Chú có biết là Anh (tức cựu Đại Tướng Khiêm), ông Khánh, ông Đức (Dương Văn), và ông Phát, bốn đứa Anh cùng học một khoá không? Vậy mà khi lên Tướng lại quay mặt đánh nhau! Chú có thấy chính trị nó làm mất tình cảm giữa anh em bè bạn với nhau không!”
Xuyên qua những sụ kiện trình bày trên tiện giả chỉ với mục đích duy nhất là đóng góp nhỏ nhoi vào kho tàng lịch sử biến động nhất của 2 nền Cộng hoà mà tiện giả nghĩ rằng nhân vật Trần Thiện Khiêm dù muốn dù không đã nắm giữ một vai trò tích cực có tính cách xoay chuyển cục diện của miền Nam v.v….
Tôi không có ý kiến.
Tiện giả cũng nghĩ rằng nếu không có Trần Thiện Khiêm sẽ không có đảo chánh 1-11-63, không có chỗ cho vai trò của tướng Khánh trên sân khấu chính trị “cải lương” nhất trong giòng lịch sử Việt và chắc chắn sẽ không có một Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống nền Đệ nhị Cộng hòa, người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm làm tan rã QĐVNCH trong một thời gian kỷ lục cũng như đau khổ, tủi nhục cho hàng triệu gia đình Việt Nam.
Xin nhớ rằng, theo lời của cựu Đại Tướng Khiêm thì cuộc đảo chánh 1/11/1963 bắt nguồn từ ông S. viên chức tình báo Hoa Kỳ tại VNCH, chớ không phải tự ông tổ chức (mời xem lại trang 2 bên trên). Trong cuộc Chỉnh Lý 30/1/1964, cũng có một viên chức tình báo Hoa Kỳ bên cạnh các vị lãnh đạo Chỉnh Lý.
Đến đây xin hết phần góp ý của Phạm Bá Hoa.
Xin cám ơn quí vi hữu và quí độc giả.
TinParis. Tướng Trần thiện Khiêm, Bùi Diễm, Hà Thúc Ký ( Đại Việt cách Mạng ) , Cao Minh Châu ( Tân Đại Việt) là những đảng viên của các hệ phái Đại Việt Quốc Dân Đảng. Hai ông HTK, và CMC đã qua đời. Những anh em trong đảng ĐVQDĐ đều biết họ đều hoạt động cho CIA. Ngoài ra còn có nhiều anh em đảng viên khác cũng hoạt động cho CIA và cho tình báo Pháp nữa.
Đó không phải là một điều xấu nếu nằm trong chánh sách và chiến lược của Đảng, nhưng tiếc thay họ lại phụng sự đắc lực cho ngoại quốc hơn là cho Đảng và Quốc Gia dân tộc. Mặt khác họ còn phô trương ảnh hưởng của họ một cách gián tiếp để nắm quyền lãnh đạo Đảng, làm lợi cho bản thân và bè phái của họ.
Quanh đi quẩn lại, trong sinh hoạt gọi là " chánh trị " tại hải ngoại, toàn là những đảng viên " hoạt đầu " của Đại Việt Quốc Dân Đảng đã làm " nát bét " cộng Đồng Hải Ngoại vì thua kế " kẻ địch " đa dạng , đa năng. Đó là những Phạm văn Liễu, Nguyễn Kim, Trần Minh Công trong Mặt Trận Hoàng Cơ Minh ( Bịp ) trước đây, Hồ Văn Kỳ Thoại hay Trần Thiện Khiêm, v.v..chưa kể đến Lê tấn Trạng, Lê Phát Minh , Phan tấn Trí, Nguyễn Quốc Nam của Tân Đại Việt và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam .
Chúng tôi muốn lên tiếng cảnh báo những kẻ có lòng đối với Quốc Gia Dân Tộc nhất là những người trẻ , hãy nhìn rõ vấn đề và can đảm tiếp tục con đường tranh đấu cho Chính Nghĩa Quốc Gia của mình ngày thêm sáng chói vững bền !
ĐẠI TƯỚNG TRẦN THIỆM KHIÊM, TRÁI TIM PHẢN TRẮC.
TRƯƠNG MINH HÒA ( tinparis.net)
Lời người viết: Xé tập thể quân nhân quân lực VNCH hải ngoại ra làm hai, hoặc nhiều mảnh vụn, để sau cùng biến thành" bất khiển dụng", đoạn tan hàng, như ngày 30 tháng 4 ăm 1975, được thực hiện bởi: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, đại tướng Dương Văn Minh , chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, đưa đến kết quả:" bàn giao tất cả vũ khí, trại lính và kể cả sinh mạng quân lính cho Việt Cộng trong vòng trật tự".
Ngày nay tại hải ngoại, Việt Cộng và tay sai cũng đang thực hiện đúng theo" mục đích yêu cầu" của Việt Cộng là gây phân tán lực lượng quân nhân, được Việt Cộng đánh giá là" thành trì vững chắc, mạnh nhất" sau cùng tai hải ngoại, nên phương cách đánh tan, đúng theo sách của Karl Marx dạy là khai thác tối đa:" mâu thuẫn nội tại" để lập bè, kết cánh và sau cùng là thành lập ra một hội quân nhân khác, mang tên Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, được hiểu là HÔI QUÂN NHÂN QUỐC DOANH, cũng do một số ít: " tướng, tá, úy" của ta, nhưng đối đầu với toàn thể quân ta; chẳng khác nào trong nước, Việt Cộng lập ra các Hội Tôn Giáo QUỐC DOANH, hoạt động song hành với các tôn giáo chính danh (không bị đảng khống chế), với phương tiện tài chánh dồi dào, được ưu tiên nhiều mặt, là đòn tiêu diệt tôn giáo có bài bản, rất tinh vi, y như câu:" sư tử trùng thực, sư tử nhục", tức là không ai giết được con sư tử, chỉ có con vòi trong thịt nó là làm tan tành cơ thể cường tráng của nó.
Đây là thủ đoạn gian manh của Việt Cộng được" chuyền nhông" qua cánh tay nối dài Việt Tân ở hải ngoại. Kể từ ngày có cái gọi là:" đại hội toàn quân" lẹt đẹt vài tướng như Lên Minh Đảo, Nguyễn Khắc Bình, Hồ Văn Kỳ Thoại.. đại tá có Nguyễn Xuân Vinh, đại úy Đoàn Hữu Định...cũng qui tụ được một số mang tiếng là quân nhân, cấp bậc lớn nhỏ trong quân đội, nhưng theo Việt Tân là công nhận ba điều mà tất cả các quân nhân, hội đoàn, cộng đồng người Việt Tự Do cực lực, triệt để chống lại:
- Coi đảng Cộng Sản Việt Nam là thành phần dân tộc, tức là đi ngược lại hầu hết các bản nội qui của các tổ chức:" không công nhận Cộng Sản dưới bất cứ hình thức nào". Hãy đến các tổ chức để tìm bản nội qui, sẽ thấy được câu nầy, như là khởi đầu của tổ chức về lập trường, được coi là câu rất cần thiết, như hiến pháp vậy.
- Coi tên đại quốc tặc Hồ Chí Minh là có công với đất nước. Đây chỉ có đảng viên Cộng Sản và tay sai công nhận mà thôi. Vậy, Việt Tân là ai mà tôn sùng Hồ Chí Minh như người yêu nước, có công" đánh Tây, đánh Mỹ"?, nên cho tên khỉ Hồ nầy là có công với đất nước.
- Ngày quốc hận 30 tháng 4 hàng năm là đau buồn, thế mà băng đảng Việt Tân lại" hồ hởi phấn khởi để gọi là NGÀY DIỄN HÀNH CHO TỰ DO", là chúng cùng với giặc Cộng ăn mừng ngày" đại thắng mùa xuân 1975" ngay tại vùng đất tỵ nạn đấy; điều nầy chẳng khác một nhóm tàn dư của Hitler, ngang nhiên tổ chức ngày" tàn sát dân Do Thái" tại nước Do Thái hay trong một cộng đồng Do Thái ở hải ngoại, nơi đây phần đông là có thân nhân bị thảm sát trong các trại tập trung thời đệ nhị thế chiến. Như vậy mà vẫn có một số người gốc tỵ nạn Cộng Sản, trong đó có một số quân nhân, công chức, có bằng cấp cao, lại chấp nhận" diễn hành ăn mừng ngày kẻ thù Việt Cộng thắng thế", để kỷ niệm vui mừng cái ngày bị chúng" diễn hành cho ngày giải phóng" qua câu nói của tên Nguyễn Hộ:" nhà chúng ta ở, vợ chúng ta lấy, con chúng ta bắt làm nô lệ".
Lính gì mà đi theo một băng đảng như vậy, tự hỏi họ là:" bộ đội" chứ gì!. Cho nên từ nay, những quân nhân nào ủng hộ, tham gia hội quân nhân Quốc Doanh, đáng được gọi là:" bộ đội Khỉ Hồ" ở hải ngoại, chứ không thể mang danh là quân nhân quân lực VNCH, vì họ là thứ quân nhân" đồng sàng dị mộng", hay là" đám giòi" trong tập thể quân đội VNCH..
Thành quả " vượt chỉ tiêu" của đám" bộ đội khỉ Hồ" là xé tập thể quân nhân ra làm hai. Do đó, từ ngày có cái gọi là" đại hội toàn quân" thì Việt Cộng rất mừng, chứ nào phải" nghe tin lính tập trung mà Việt Cộng lẫn Trung Cộng rung sợ đâu", chúng ăn ngược nói ngạo đấy. Thành quả lập công dâng đảng cướp Việt Cộng là: từ nay, ngày quân lực 19 tháng 6 được tổ chức 2 nơi...như vậy mà có kẻ lếu láo là tạo tình ĐOÀN KẾT, kiểu nầy là quân nhân hải ngoại ĐẾCH CÒN tình" huynh đệ chi binh " vì" Việt Cộng và Việt Tân RINH mất rồi".
Do đó, những ai từng" khoát áo chiến binh" rất đau lòng khi thấy quân nhân chia hai, nhưng cũng có một đám" quân nhân quốc gia, theo ma Cộng Sản" là coi việc" xé quân nhân ra làm hai là ĐOÀN KẾT", đây là cách nói y như Việt Cộng, ăn đàng sóng nói đàng gió, chắc là bị lây bịnh nói lếu, phét biểu láo y như Việt Tân và Việt Cộng. Có ai gọi"chia hai" là đoàn kết bao giờ?.
Sau đây là bài viết về đại tướng Trần Thiện Khiêm, sau hơn 35 nằm im, bỗng xuất hiện trong hội quân nhân quốc doanh, đúng là:" đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu".
Đại tướng, kiêm thủ tướng chính phủ nền Đệ Nhị Cộng Hòa và cũng là" Người Di Tản SỚM" khi miền Nam bị thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chớ nào phải là" Người Di tản buồn" như bài ca của nhạc sĩ Nam Lộc viết sau khi đến bến bờ tự do. Trần Thiện Khiêm, một đời nhung lụa, quyền hành, công thành danh toại trong suốt thời kỳ hơn 20 năm tại miền nam. Thuộc thành phần ưu tiên trong xã hội:
" Lúc vinh quang, sung sướng, phì da.
Khi hữu sự, đâm đầu chạy trước"
Ông đại tướng Trần Thiện Khiêm được coi là một trong số các nhân vật được nhiều người dân miền Nam biết nhiều từ năm 1954 đến 1975 và hơi hám hãy còn vương vấn chút" xú uế" tại hải ngoại sau khi Việt Cộng chiếm miền nam bằng chiến thắng thời cơ, mà cái gọi là: "đại thắng mùa xuân ĐỘT XUẤT" ngày 30 tháng 4 năm 1975, được bùng phát, cũng là do công lao đóng góp rất lớn của trung tướng, tổng thống, tổng tư lịnh quân lực VNCH Nguyễn Văn Thiệu phá nát quân lực VNCH ở hai quân khu 1 và 2 địa đầu giới tuyến bằng những lịnh lạc:" phi quân sự, phi chỉ huy, phi nhân" nên từ:" tái phối trí lực lượng" biến sang:" di tản chiến thuật", sau cùng đưa đến thảm họa cho dân chúng, gia đình quân nhân, sinh mạng binh lính nơi" đại lộ kinh hoàng", làm cho các đơn vị thiện chiến như Thủy Quân Lục Chiến, Dù, trở thành" bất khiển dụng" kèm theo mọt số lịnh" sáng rút, chiều tái chiếm", gây hoang mang, mất tinh thần chiến đấu, đưa đến hổn loạn, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho giặc Cộng tiến quân như chỗ không người nơi các vùng đất tự nhiên bỏ ngõ; đó chính là nguyên nhân hiển hiện nhất cho sự tan hàng hơn 1 triệu quân, chỉ trong vòng 55 ngày.
Nếu không, thì các sư đoàn chính qui Bắc Việt và du kích khủng bố miền nam phải lãnh một trận tổn thất nặng nề hơn cả tết Mậu Thân 1968 khi chúng vào thành thị,thôn làng... ngoài chuyện đụng phải các lực lượng phòng thủ, kháng cự, còn có Nhân Dân Tự Vệ có mặt tại tất cả thôn xóm, làng, ấp và nhất là lòng dân hãy còn kinh hoàng trong trận Tết Mậu Thân, nên tinh thần chống giặc rất cao. Dù lúc đó đạn dược không nhiều, nhưng cũng đủ để cho mỗi chiến sĩ, mỗi nhân dân tự vệ bắn hạ ít nhất là vài tên Việt Cộng, khi ta là lực lượng phòng thủ, chúng xâm nhập vào một trận địa với thất lợi lớn là không am tường địa thế, dân tình. Do chiến thắng quá bất ngờ, do quân ta tự ý bỏ vị trí, Việt Cộng ngỡ ngàng tiến vào" tiếp quản", chúng không chuẩn bị trước, đành phải xài bọn đón gió" Việt Cộng ba mươi" để hướng dẫn, tiếp thu và điều hành guồng máy hành chánh miền nam... nên sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Cộng đã" phản ánh" trung thực cái tâm trạng ấy qua bài ca mang tên" Mùa Xuân Trên Thành Phố Hồ Chí Minh" với câu ca:" Tuổi lớn rồi mà như ngây thơ, ba mươi năm ta mới gặp nhau, vui sao nước mắt lại trào".
Trần Thiện Khiêm, với trái tim phản trắc, trong cuộc sống" thủ đắc" nhiều quyền chức, lợi nhuận và mưu mô, đúng là một Nhạc Bất Quần thời đại. Tuy nhiên, ông ta là người rất khôn khéo, nên tới giờ nầy, còn có một số người ngưỡng mộ, kính trọng với cái địa vị cũ: đại tướng, thủ tướng chính phủ. Trong số nầy có những thuộc cấp củ, dù thượng cấp làm bậy, nhưng cũng nhắm mắt bao che, nhưng đây là chuyện" vải the che mắt thánh".
Thời đệ nhất Cộng Hòa, lúc đó miền nam chia thành 5 quân khu, đại tá Trần Thiện Khiêm từng được tổng thống Ngô Đình Diệm tin cậy, cho giữ chức vụ tư lịnh quân khu 5 ( sau nầy là quân khu 4). Năm 1960, sau vụ đảo chánh hụt của nhóm đại tá Nguyễn Chánh Thi, trung tá Vương Văn Đông.. .chính đại tá Trần Thiện Khiêm là người có công cứu giá, đập tan phản loạn, nên được tổng thống Ngô Đình Diệm tin hơn, được thăng cấp thiếu tướng.
Vợ của Trần Thiện Khiêm là Đinh Thị Yến, dân biểu quốc hội, lại có chân trong ban chấp hành Phong Trào Liên Đới Phụ Nữ, do bà cố vấn Ngô Đình Nhu ( Nhủ danh Trần Lệ Xuân), bà nầy rất cận kề với bà Nhu, càng được gia đình chí sĩ Ngô Đình Diệm tin tưởng hơn. Tuy nhiên, lòng người khó lường, không ngờ trong cuộc đảo chánh định mệnh ngày 1 tháng 11 năm 1963, thiếu tướng Trần Thiện Khiêm lại là một nhân vật quan trọng trong đám tướng tá phản loạn chủ chốt, cùng với trung tướng Dương Văn Minh , Trần Văn Đôn, các thiếu tướng như Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính, Nguyễn Khánh, Lê Văn Nghiêm... đại tá Nguyễn Văn Thiệu, Đổ Mậu.... đưa đến thảm sát chí sĩ Ngô Đình Diệm và bào đệ cố vấn Ngô Đình Nhu.
Được biết, thời khí thế " cách mạng" đảo chánh ùn ùn, dưới trướng của tướng Trần Thiện Khiêm còn có: đại tá Trần Văn Trung là tham mưu phó nhân viên, đại tá Đặng Văn Quang là tham mưu phó tiếp vận, đại úy Phạm Bá Hoa, là chánh văn phòng ( Phạm Bá Hoa được lịnh tướng Khiêm cho lên mỗi người một cấp bực, một tuần sau đảo chánh) như vậy, đủ thấy quyền lực bao trùm củ a thiếu tướng Khiêm trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng như thế nào.
Sau khi đảo chánh xong, thì tình hình chính trị tại miền nam xáo trộn, lý do là hầu hết các phản tướng, phản tá, không có nhiệt tâm với đất nước, thiếu khả năng lãnh đạo, thiếu viễn kiến chính trị, hay cố tình phá hoại công trình" bình định nông thôn, ổn có thành thị, tố Cộng triệt để" của tổng thống Ngô Đình Diệm; nên họ bỏ ngõ quốc sách Ấp Chiến Lược, là gỡ lá bùa ếm bọn Việt Cộng tại các vùng nông thôn, nên chúng có cơ hội và điều kiện vùng dậy, đưa dần đến tình trạng mất an ninh, cho nên thời đệ nhị Cộng Hòa, trong danh từ quân sự, có thêm cụm từ" vùng xôi đậu" hay là" vùng oanh kích tự do" ghi trong các phóng đồ hành quân.
Sau khi đảo chánh, đến ngày 30 tháng 1 năm 1964, trung tướng Nguyễn Khánh làm một cuộc đảo chánh khác, gọi là CHỈNH LÝ, cũng có sự tham gia tích cực của trung tướng Trần Thiện Khiêm, đương kiêm tư lịnh quân khu 3, được đại tá Phạm Ngọc Thảo móc nối vì lúc đó Nguyễn Khánh làm tư lịnh quân khu 2, có quân đâu mà chỉnh lý?. Tuy nhiên sau đó, Nguyễn Khánh, cũng là thứ phản trắc, bắt tay ngầm với Việt Cộng, ông thả và đưa về mật khu con mụ Bùi Thị Nga, là vợ của tên Kiến Trúc Sư Huỳnh Tấn Phát, được Hà Nội phong làm con rối" chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" .
Với cái quá trình đầy lọc lừa, phản trắc trong chính trường miền nam vào hai thời chính thể: đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa, đại tướng Trần Thiện Khiêm là một con người có nhiều thủ đoạn, nên rất khó tin, được cơ là thứ" lừa thầy, phản bạn", nhưng kín đáo, hành tung ít bị lộ.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, suốt 35 năm qua, đại tướng, kiêm thủ tướng Trần Thiện Khiêm sống một cuộc đời thầm lặng nơi đất Hoa Kỳ. Ông được mọi người ghi nhận là không tham gia bất cứ sinh hoạt nào, ngay cả chút lưu tâm đến quân nhân, một tập thể từng tạo cho ông cái lon đại tướng, danh vọng tột đỉnh tại miền nam.
Đột nhiên, đại tướng Trần Thiện Khiêm xuất hiện với cái tổ chức mang tên Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, mà tổ chức nầy đã gây phân hóa, bị băng đảng Việt Tân" chủ trì, chỉ đạo", bị coi là quá bể, nên được Phan Tấn Ngưu hâm nóng theo kiểu" mì ăn liền" bằng Microwave.
Chủ tịch, đại tá, tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh rút lui với lý do" gia đình" để không ai thắc mắc, nhất là vớ được một" cháu" giai nhân, nên cần phải được yên thân, hưởng hạnh phúc trong những ngày còn lại, như trong bài ca của Phạm Duy, viết sau khi về làm dân Việt Cộng:" tình già trên đồi cỏ non". Do đó, để cho sinh hoạt hội quân nhân quốc doanh được tồn tại, nên họ cùng nhau" nhất trí" tín nhiệm phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, nhân vật nầy cũng có thành tích" tôn trọng chánh nghĩa khủng bố, cướp của, giết người của Việt Cộng" qua lời phát biểu trên đài phát thanh SBS tại Úc Châu vào cuối tháng 4 năm 2007, cũng là" nhà văn" với" can trường trong chiến bại".
Sự có mặt trong cái hội quân nhân quốc doanh nầy của đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng có lý do, hình như đây là thời cơ để" thủ lợi" gì đây, hay là một mưu đồ phản trắc khác, do bản chất của ông ta, từng phản trắc nhiều lần, như câu tục ngữ:" non sông dể đổi, bản tánh khó chừa" trong cuộc đời công hầu khanh tướng tại miền nam trước 1975?.
Trước đây, tổng thống, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, kiêm luôn danh hiệu: " chiến sĩ đào ngũ RA KHƠI", sau nhiều năm im lặng là vàng, nín thở để trốn trách nhiệm, nín luôn dù bị Việt Cộng gán cho tội: " mang theo 16 tấn vàng", rất là hèn, hay là ông Thiệu muốn chứng minh cho thế giới và lời tuyên truyền bôi nhọ của đảng Cộng Sản là: "bọn Ngụy quân, ngụy quyền tham nhũng" nên tổng thống bỏ chạy mà con bợ cả 16 tấn vàng, là tài sản của quốc gia ( sau nầy tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo mới tiết lộ là số vàng nầy được biến thành tài sản riêng của một số tên Việt Cộng lãnh đạo, trong đó có Lê Duẩn)... bỗng nhiên ông Thiệu nhào ra thành lập cái tổ chức gọi là:" Phong Trào Xây Dựng Dân Chủ và Tái Thiết Đất Nước" vào năm 1997, với mục đích bán đứng người Việt tỵ nạn hải ngoại lần nữa cho Việt Cộng qua chiêu bài: "hòa hợp hòa giải theo định hướng xã hội chủ nghĩa", đây là hệ quả của cuộc mật đàm với đại tá quân hại Nhân Dân" BUỒI TÍN", được hai bên cho là" Hội Đàm Paris 2", không ngờ sau đó, ông Thiệu đột ngột qua đời ở Hoa Kỳ.
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, người" hùng phổi bò", lắm trò trình diễn, thích phô trương cái tôi, từng là chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương, hô hào" bắc tiến", nhưng nay thì" tiến về Bắc" để liếm láp chút tàn dư" ao cá Bác Hồ", là đồ tay sai cho đám dốt ở Bắc Bộ Phủ, tôn thờ chủ tịch Khỉ Hồ Chí Minh, bị toàn quân, toàn dân khinh là đồ bất chánh, bất nhân, bất nghĩa.
Đại tướng, kiêm quốc trưởng Nguyễn Khánh, sau vụ đi đêm với Việt Cộng, thả vợ Huỳnh Tấn Phát vào mật khu, bị mất chức, phải lưu vong. Vào năm 1974, trong khi quân dân miền nam đang chống Cộng, bảo vệ an bình, thì Nguyễn Khánh lại kêu Mỹ phải rút quân, không can thiệp vào Việt Nam, để Việt Cộng sớm cướp chính quyền, y như mục đích yêu cầu của đảng Cộng Sản Việt Nam sau hiệp định Geneve 1973. Nguyễn Khánh cũng từng trở thành quốc trưởng của chính phủ Chú Chánh sau nầy, nay đã giải tán, hình như vẫn còn có mối quan hệ trong việc" mưu bá đồ vương" bằng con đường tắt là nhờ Mỹ đưa về làm vua...còn lâu đấy!.
Miền nam sau vụ đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, do các tướng tá phản loạn, đưa đến mất an ninh, tình hình bất lợi cho cuộc chiến đấy chống Cộng. Mặt khác, với những kẻ thay thế tổng thống Ngô Đình Diêm để lãnh đạo đất nước nêu trên: từ Dương Văn Minh đến Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, toàn là những kẻ như thế, đã đưa miền nam đến thất bại ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Quân lực VNCH dù là hùng mạnh, thiện chiến, nhưng tại bộ máy đầu não, bịt đụt khoét bởi đám GIÒI như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm....thì đúng là" sư tử trùng thực, sư tử nhục", nên đành phải tan hàng một cách tức tưởi ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Một điều tồi bại nhất là: đám phản tướng, phản tá nầy lại hèn nhát, không dám nhận trách nhiệm, tội lỗi với đất nước, dân tộc. Họ đổ thừa cuộc đảo chánh năm 1963 là do Mỹ gây ra. Ngay cả tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kế hoạch của ông Thiệu, với quyển sách" khi đồng minh tháo chạy" để biện minh cho sự hèn nhát, trốn tránh trách nhiệm, chỉ cần đổ hết cho Mỹ là xong, sạch nợ sông núi và chạy hết tội lỗi hay sao?.
Trong cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, không thấy bất cứ đơn vị tác chiến nào của Hoa Kỳ tham dự cả, nhưng chỉ thấy toàn là quân lính VNCH do mấy ông tướng, tá chỉ huy, đánh với quân phòng vệ tổng thống phủ; oai hùng nhất về tài thao lược, phải kể đến đại tá Nguyễn Văn Thiệu, tư lịnh sư đoàn 5, nổi danh là:" đánh với phe ta giỏi hơn đánh với Việt Cộng" ( như vậy có nghĩa là: ông Thiệu không muốn đánh với VC, hình như có lý do thầm kín bên trong, một con người khó hiểu ấy).
Nếu Mỹ muốn đảo chánh, thay tổng thống Ngô Đình Diệm, vì bất đồng ý kiến, nhưng các tướng tá đều không ai muốn, một lòng trung thành với thể chế, biết đặt quyền lợi đất nước trên cá nhân, cùng nhau đoàn kết chống Cộng, thì Mỹ có làm gì được không?. Đám phản loạn nầy trốn chạy trách nhiệm từ năm 1963 đến nay, nhưng lịch sử không thể quên tội của chúng. Sau khi làm cho đất nước tàn lụi, các tướng tá phản loạn tung tin: đảo chánh do Mỹ cả, nên trong quân đội, dân chúng, có nhiều người tin thật. Chính cái lối tung hỏa mù nầy, gây nên những bất lợi sau đây:
-Dù Mỹ là đồng minh, giúp Việt Nam chống lại làn sóng đỏ, họ hy sinh 58 ngàn nhân mạng, hàng trăm tỷ Mỹ kim, sau giúp hàng triệu người Việt có nơi để làm lại cuộc đời mới sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Nhưng vẫn ghét Mỹ, thù Mỹ, có phải là" vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát" hay không?. Trong khí đó Việt Cộng coi" đế quốc Mỹ là kẻ thù số một" là tư bản cực kỳ phản động, vậy mà họ tìm cách" kề cận" với Mỹ để khai thác những chính sách của Mỹ mà thủ lợi.
Như vậy, cái hỏa mù" thằng Mỹ điếm, thằng Mỹ không tốt, tất cả thất bại miền nam đều do Mỹ cả"...gây ấn tượng không tốt về người bạn đồng minh ( dù sao Mỹ cũng tốt hơn Việt Cộng, Trung Cộng). Tại sao chúng ta không đi sát với Mỹ để khai thác những lợi điểm mà đối phó với Việt Cộng, Việt gian?.
Đó là lý do mà từ lâu nay, cộng đồng người Việt Tự Do đã bỏ ngõ, để nhường chỗ cho một lũ Việt Tân" thiểu số củ a thiểu số", bon chen gần Mỹ, trở thành đại diện cho người Việt hải ngoại, để tham gia các buổi họp ở Tòa Bạch Cung thời tổng thống George.W.Bush. Nên đảng trưởng băng đảng Việt Tân là Đổ Hoàng Điềm mới lếu láo: " từ năm 1990, Cộng Sản Việt Nam không còn phân biệt đối xử với người Việt quốc gia nữa", có phải là tai hại không?. Do đó, từ nay, người Việt hải ngoại cần phải dành lấy quyền đại diện chánh đáng, danh chánh ngôn thuận, khi quan hệ với chính quyền sở tại.
-Tung hỏa mù" Mỹ đảo chánh, làm sụp đổ đệ nhất Cộng Hòa" của chính mấy tên phản tướng giết chết chí sĩ Ngô Đình Diệm, cố vấn Ngô Đình Nhu, lại rơi vào đúng như sự tuyên truyền của Việt Cộng: " Ngụy quyền là tay sai của đế quốc Mỹ". Tức là đám tướng tá phản loạn, tự đưa banh cho Việt Cộng đá vào khuôn thành của mình.
Được biết, lúc cuộc chiến Việt Nam xảy ra, Hoa Kỳ vì quyền lợi giao thương và an ninh bên kia bờ Thái Bình Dương, nên muốn bảo vệ cả hai; thời mà các nước trong khu vực Á Châu hãy còn yếu về kinh tế, quân sự...nên Hoa Kỳ bắt buộc phải giúp miền nam chiến đấu bảo vệ quyền lợi của họ trước sự xâm lược của các lực lượng chính qui bắc Việt và bọn khủng bố du kích miền nam. Nên tổng thống Ngô Đình Diệm, dù có bất đồng ý kiến, Mỹ cũng không dám bỏ Việt Nam, đó là vị trí chiến lược nhằm bảo vệ quyền lợi và các nước đồng minh, kiêm" bạn hàng" trong khu vực, trong thời kỳ chưa vững mạnh, nên phải giúp miền nam Việt Nam ngăn chận làn sóng đỏ. Mặt khác, Hoa Kỳ tôn trọng quyền dân tộc tự quyết, điển hình là Do Thái, dù đôi khi không theo lời Mỹ, nhưng họ vẫn tồn tại, khi chính quyền do dân cử được quần chúng tín nhiệm.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm đột nhiên xuất hiện, cũng có thâm ý và lý do thầm kín. Cũng cái màng tung hỏa mù, nghe đồn là Trần Thiện Khiêm có mối" quan hệ hữu cơ" với CIA, nhận lịnh Mỹ để đảo chánh hạ đệ nhất Cộng Hòa. Nay thì Mỹ dùng đại tướng Khiêm, cũng như những nguồn tin về nhân vật Bùi Diễm, cũng có hậu thuẫn lớn của Mỹ...cho nên, trong thời gian qua, có một số viên chức cao cấp cũ, với tin đồn là được Mỹ yểm trợ để trở về gầy dựng lại cơ đồ?. Hoa Kỳ đã biết rõ từng nhân vật miền nam, nay đã gần đất xa trời, không có năng lực, lại mất uy tín như Trần Thiện Khiêm. Do đó Mỹ không dại gì dùng những lá bài cũ đã bị lật ngửa. Mặt khác Mỹ cũng thừa khả năng để tự mình thực hiện những gì phù hợp với sách lược và quyền lợi. Mấy ông lãnh đạo, giới chức quan trọng như Bùi Diễm, Trần Thiện Khiêm....vì không đủ uy tín, lòng tin của dân Việt Nam, nên họ đành phải dùng" tàng lộng CIA" để thực hiện những mưu đồ, đó là lề thói mà một số ông lớn mất hết uy tín, nên đành phải tung hỏa mù do CIA hay chính phủ Mỹ muốn làm cái nầy, cái khác... để đưa Việt Nam tới dân chủ đa nguyên.
Điều nầy cũng chỉ là thứ: " tin tức khí tượng cho tàu chạy ven biển", được những kẻ có mưu đồ gian manh tung ra, nhằm" Recycle" chủ tướng Trần Thiện Khiêm, thực hiện việc bàn giao tập thể hải ngoại cho Việt Cộng lần nữa trong vòng trật tự, dọn đường cho Việt Cộng tiếp thu túi tiền của người Việt hải ngoại và" tiếp quản" luôn hơn 300 ngàn chất xám.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm và đám quân nhân quốc doanh có chứng minh được một cách" cụ thể" về chính sách của Hoa Kỳ nhằm đưa mấy ông về thay Việt Cộng, hay " bật đèn xanh" cho Việt Tân về chia ghế trong quốc hội bù nhìn...nếu không có văn bản, bằng chứng và những cam kết có giấy tờ của chính phủ Hoa Kỳ, thì mấy vị quân nhân quốc doanh lại muốn bịp như Mặt Trận Hoàng Cơ Minh thôi.
Xin nhắc nhở là, ngày nay, ai cũng biết rất rõ: tập đoàn Việt Cộng là thái thú cho Trung Cộng, nếu muốn trở về giúp nước, thì cũng phải làm tà lọt cho đám dốt, như Nguyễn Cao kỳ.
Một con người đầy thành tích phản trắc như đại tướng Trần Thiện Khiêm, giao du còn rất ngại, ngay cả gia đình chí sĩ Ngô Đình Diệm còn bị phản, thì có ai dám chơi với ông nầy?. Do đó, cái tổ chức mà đại tướng" tham gia" cũng không phải là ngoại lệ, như câu tục ngữ:" ngưu tầm ngưu, mả tầm mả".
Họ không phải là những người đáng tin cậy, nhất là nào có nhiệt tâm với đất nước. Cho nên bất cứ sự vận động nào của tổ chức" cánh tay nối dài" của Việt Tân, đều mang lợi cho Việt Cộng, và những kẻ bất chánh thường mượn chiêu bài đấu tranh, chống Cộng để thủ lợi cùng với Việt Cộng, như câu:" lao tư lưỡng lợi", tức là Việt Cộng có tiền, mấy ông lớn trước đó có uy tín, tập hợp quân lại và bàn giao trong vòng trật tự, hay ít ra cũng xé tổ chức quân nhân ra làm hai và kích thích hai bên" gà nhà bôi mặt đá nhau" là bước đầu thành công trong việc tiếp thu hải ngoại đấy./.
Trương Minh Hòa
No comments:
Post a Comment