Nguyễn Việt Nữ
Air Raya là một hoang đảo trong số từ 17.508 đến 18.306 hòn đảo lớn, nhỏ thuộc quốc gia Nam Dương (Indonesia) nằm dài ở miền Nam Thái Bình Dương.
Nhưng dần dần có sự hiện diện của trên 14, 000 người vượt biển tị nạn Cộng sản, hoang đảo nầy trở nên trù phú như một thị xã có đầy đủ những phương tiện phục vụ cho những sinh hoạt của một xã hội khá văn minh.
Chẳng hạng Bệnh Xá Air Raya bằng tranh đơn sơ, gồm ba gian chia làm: phòng khám bệnh, phòng đợi, phòng thuốc, phòng sanh, phòng sản phụ…
Các Bác sĩ, Dược sĩ, Y tá của Bệnh
Xá Air Raya, nơi phục vụ khoảng 14.000 thuyền nhân tị nạn Cộng sản may mắn còn
sống sót trôi tới Indonesia năm 1979.
Kim Anh Nguyễn Việt Nữ là người đứng ló mặt ở
hàng thứ hai và Soeur Fransisca mặc áo đen đứng hàng thứ nhất.
Bài khác sẽ kể chuyện
rất đặc biệt về dì phước nầy.
Ở đây chúng tôi xin
dành để kể tại sao hoang đảo lại cứu người? Tại sao hoang đảo nầy lại có tên nữ
ca sĩ Mỹ chống chiến tranh Việt Nam nổi tiếng là Joan Baez?
**************
Vượt biên mà gặp tàu
hư, rời bến ở tỉnh Mỹ Tho chừng nửa ngày là tài công ra lệnh phải đổ cả lu nước
ngọt và thức ăn xuống biển cho tàu nhẹ bớt mới chạy nổi! Chúng tôi còn mấy
thùng cũ sắn ăn cho đở khát cũng phải hi sinh...
Sau nầy mới biết có
nhiều gia đình ở Việt Nam đã khóc ngất tưởng thân nhân họ đã nằm yên dưới đáy
biển sâu rồi, bởi những vật dụng thả xuống mấy ngày trước lại cắc
cớ… trôi về quê hương!
Mà như một điềm gỡ thật
sự, chiếc tàu chúng tôi từ đó không còn nước uống mà chỉ còn máu, nước mắt và
mồ hôi! Thả trôi theo sóng nước, mong tới Mã Lai là gần nhất, chúng tôi căn
quần áo vẽ chữ S.O.S xin bất cứ tàu nào tới tiếp cứu, thấy bóng chiếc nào xa
xa, chúng tôi mừng rỡ, khi hiện rõ dần, chúng tôi quơ bản SOS và hét khan cả
cổ, nhưng chúng lạnh lùng bỏ qua! Cả chục lần như thế, nắng biển cháy da, mồ
hôi đẩm ướt càng khiến cơ thể khô héo.
Cuối cùng, một chiếc
tàu quay mũi tiến gần chúng tôi, sợ nó lại bỏ chạy như các lần trước, chúng tôi
vừa hét to hơn vừa nhảy lên phất cờ trắng SOS, suýt lật tàu. Và quả thật chúng
tôi không còn cô đơn nữa, mừng rõ, im tiếng vì đã được chiếu cố. Tràn trề hi
vọng.
Khi mũi tàu tốt bụng đến sát chúng tôi, chính
tôi—Nguyễn Việt Nữ - được chủ tàu cử nhảy qua trước để trình bày xin nước uống gắp.
Vừa nhảy sang, tôi giựt mình vì gặp những người đàn ông trung niên, nhưng phần
đông chưa quá 20 tuổi mặt thoa sáp trắng như hung thần chờ trình diễn cải
lương!
Tôi vội nhảy trở lại
tàu mình thì họ cũng nhảy theo và ràng lòi tói vào cột tàu chúng tôi. Có tiếng
hét hoảng sợ: “Tàu cướp! Tàu cướp!”
Thì ra chúng tôi đã
trôi lọt vào vùng biển Thái Lan để gặp hải tặc.. Từ đó máu đã đổ trên tàu giữa
những người đàn ông tị nạn quyết bảo vệ vợ con họ khi bị bọn cướp bắt qua tàu
chúng; còn rủi bị thương, giặc cướp phóng những chiến sĩ nầy xuống biển làm mồi
cho cá mập. Tiếng rên siết trên tàu rền rĩ cho đến khi tự bọn cướp tháo lòi tói
bỏ chạy vì thấy bóng tàu tuần biển ló dạng xa xa.
Hoàn hồn, chúng tôi
nhìn quanh mới thấy nhiều vũng máu trên tàu mình để tự rút một bài học: Các bà
vì chưng diện đẹp nên hấp dẫn bọn cướp, nên bị tan nát đời hoa. Riêng chúng
tôi, nhờ bạn bè đi các chuyến trước cho tin: càng ăn vận lam lũ xấu xa càng
tốt. Nhờ vậy mà may mắn thoát nạn.
Cướp đi nhưng khi
tàu tuần biến mất, chúng quay đầu trở lại. Rồi máu lại đổ. Cứ thế tất cả
3 lần. Sau nầy còn nghe có tàu bị tới 10 lần! Cuộc đời là vậy, mình khổ còn có
người khổ hơn!
Khi đến
Mã Lai. Tưởng hết nạn, nhưng
không. Vì những người đến trước mấy năm nay phá nền kinh tế của họ, vật giá trở
thành đắt đỏ nên chính phủ cho Hải quân kéo tàu chúng tôi ra khơi đánh đập để
tin truyền đi, đừng ai đến xứ họ nữa.
Đã vậy còn sợ chúng tôi lì lợm quay trở lại, nên Hải quân Mã Lai còn lấy địa bàn để không thể biết phương hướng, trôi đi đâu mặc xác! Thuyền nhân chúng tôi cứ như cái trứng trôi trên đại dương theo sóng nước, đói, khát! Đã có 3 người chết!
Đã vậy còn sợ chúng tôi lì lợm quay trở lại, nên Hải quân Mã Lai còn lấy địa bàn để không thể biết phương hướng, trôi đi đâu mặc xác! Thuyền nhân chúng tôi cứ như cái trứng trôi trên đại dương theo sóng nước, đói, khát! Đã có 3 người chết!
Rồi còn gặp bão
biển nữa. Cho nên dưới bức ảnh nhân viên Bệnh Xá Air Raya, chúng tôi ghi
phục vụ cho “14.000 thuyền
nhân tị nạn Cộng sản may mắn còn sống sót trôi tới Indonesia” là vì số chúng tôi chắc còn sống
lâu lắm mới được bước tới hoang đảo nầy.
Ngủ với người chết. Lúc đầu thổ dân
Indonesian cầm chỉa trên bờ gầm gừ tưởng tới cướp đảo của họ, sau thấy quá nhiều
người mệt lã nằm liệt xuôi cò, họ bớt sợ mới cho lên bờ. Thì ra “nhờ” đói mà
được sống!
Đêm đầu ngủ ở nghĩa địa
tên Letung. Phải kê đầu bằng đá mộ bia. Tuy sợ rắn, rít cắn, nhưng đói lã rồi,
phải thiếp…giấc nồng! Sáng hôm sau được dời đi vào sâu trong rừng mới có chỗ
cất chòi. Ba tháng đầu chẳng ai biết chúng tôi ở đây, phải tự lên rừng đốn cây,
chặt lá làm nhà sàn; tự lo câu cá, lượm dừa rụng uống nước, ăn cái. Kế hỏi mua
dừa, chuối, măng cục của thổ dân. Họ được tiền, thích lắm nên hay mang tới bán.
Của ít, người đông nên tranh nhau mua cho bằng được, nên một buồng chuối từ 10
Rupiath rồi lên 100, 1000, 100000… Người dân địa phương Indonesian từ từ không
thể sống nổi trên chính quê hương của họ.
Lúc nầy chúng tôi mới
hiểu tại sao Hải quân Mã Lai vô nhân đạo với “Boat People”. Phải đặt chân mình
vào giày người khác mới hiểu để hết oán hận nhau!
Vì thời gian nầy Cộng
sản đuổi người Hoa ra biển, gia đình họ hoặc có người chết chìm, hoặc bị hải
tặc bắt đi, nên mỗi chiều, tiếng tụng kinh cầu siêu, cầu an vang rền ảm đạm thê
lương trùm phủ đảo Air Raya… Lập một đảo quốc tị nạn. Sau đó có đông tàu tới, Ủy Hội Cứu Trợ Liên Hiệp Quốc khám phá thấy mới được tiếp tế 6 tháng một lần, vì phải chở bằng tàu đại dương. Cho nên chúng tôi phải cử người làm “Chúa đảo”, lập ban lo cất nhà kho chứa lương thực để phát cho dân hàng tháng, lập ban an ninh; ban xử kiện ra luật lệ (như bắt được kẻ trộm lương thực, còn có khi người Indo trộm của, mò gái, rắn cắn v.v thì chòi của nạn nhân đánh phèn la báo động rồi mọi nhà cùng “trổi nhạc” lên để chạy tới cứu v.v); lập ban cầu đường…(Cầu tàu, đường rừng).
Mà lo đường rừng thật
sự, vì phải băng rừng lên ngọn núi cao đặt ống tre dẫn nước xuống chân núi cho
dân uống. Chứ 14.000 người cùng tắm, giặt và…ị trên một dòng suối, chẳng lẽ
cũng uống bằng nước “bổ” ấy?
Còn lo xây cầu tàu vì
Air Raya là một đảo nhỏ như cấp Xã, không có chợ, bệnh viện, trường học v.v..
của chính quyền Indo, nên mỗi ngày có nhiều tàu chở người đi đảo Quận, vì vậy
cần nhiều cầu tàu. Còn trước đây không ai tới, khi chúng tôi mới
tới, phải đội hành lý lội xuống biển mà vào bờ. Ai không biết lội thì người nhà
cổng! Đã đói mà còn “lao động là vinh quang” ra vào như con thoi nhiều
chuyến như vậy mới đưa hết “tài sản” như son, chảo lên bờ.
Ở được chừng ba tháng,
một hôm các tàu chở người đi đảo Quận, qua một eo biển bị gió quật, vài tàu
chìm, cả trăm người bị chết trôi mất xác. Có một anh đi với vợ con, khi bị nạn,
anh nhảy xuống biển cứu được cả vợ lẫn con, còn anh chồng vì mệt quá nên hết
lội nổi, kiệt sức phải chết chìm trước khi có tàu đến cứu!
Sau nầy mới biết anh là
vô địch bơi lội của VNCH, nguyên là Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Sàigon nên bị đi
tù cải tạo, rồi đi vượt biên, lên bờ rồi, chỉ chờ đi định cư thì lại chết; và
vợ con không biết lội thì lại sống, vô địch bơi lội mà chết!
Người vắn số đó tên Chiêm Thành Kỷ, khi nghe bài của nhạc sĩ Trường Hải, MƯA TRÊN ĐẢO AIR RAYA nhớ chú ý mộ
bia có tên ấy để tin con người sống, chết có số, hầu tự an ủi khi gặp hoàn cảnh
hiểm nghèo!
Những thành viên trên đảo quốc tị nạn Air Raya cũng như các đảo khác đều làm việc tự nguyện
không lương. Chứ chính phủ đâu mà trả lương? Riêng Kim Anh Nguyễn Việt Nữ còn “được”
làm 2, 3 jobs: Y tế, Tư pháp, Sổ khai sinh, khai tử.. Kể lại như vậy để nhớ ơn
Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ, tuy bị Việt Cộng phá hoại đất nước nhưng Nguyễn Việt
Nữ và bạn bè vẫn được học mở mang đủ kiến thức mà không ngờ lúc ở đảo vẫn còn
dùng được! Trái ngược với lối giáo dục chỉ lo cho giai cấp “Vô sản” và dồn hết
vào chiến tranh của Hồ Chí Minh.
Sơ qua cảnh sống kiểu Robinson Crusoé ấy và xin
bấm vào hàng chữ đỏ để nghe bản nhạc
diễn đạt tâm tình người ly hương “Mưa Trên Đảo Air Raya” của nhạc sĩ Trường Hải.
Do cuộc đổi đời ông trở thành thằng của Cộng sản mà ta hiểu rõ “Số mạng” và câu “Lên
voi xuống chó” và là thế nào? Như ông Đốc sự Chiêm Thành Kỷ, nhiều người tới được Air Raya rồi nhưng
cũng bị nhiều cái chết không ngờ. Dân địa phương cho biết ở đây còn gọi là Đảo
Rắn. Rắn dưới suối trường lên bờ, lên cây, rồi rơi lộp độp xuống nóc chòi tranh
cất giữa 4 cây rừng! Làm gan nằm yên thì chúng trường lên mình rồi chạy trốn;
còn đập thì chúng quay lại cắn, nếu nhằm rắn độc thì tiêu đời!
Có người được danh sách
mai lên tàu đi Galang để qua Singapore bay đi định cư. Mừng quá nên chiều nay
nằm dưới gốc dừa hứng gió biển—Indo rừng dừa nhiều lắm—nhưng bị dừa khô rụng bể
bọng đái. Phải võng lên tàu qua đảo KuKu có bệnh xá lớn hơn để cấp cứu, nhưng
người xấu số nầy không còn trở lại Air Raya để cùng gia đình đi hưởng tự
do! Và còn nhiều cái chết vì lý do khác nữa.
Cũng xin kể thêm, đảo
láng giềng KuKu là đảo mà Bộ trương Tư pháp Trương Như Tảng của Mặt Trận Giải
Phóng Miền Nam cuối cùng cũng là một thuyền nhân tị nạn Cộng sản trôi được đến
đảo nầy!
Tại sao có Joan Baez
khi nói về Air Raya? Có lẽ đây là điều độc
giả muốn biết nhất. Hoang đảo Air Raya còn thêm “nhiệm vụ” cứu
người ở khía cạnh khác nữa: Nữ ca sĩ phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam
Joan Baez đã tới Air Raya, và tôi đã gặp nàng ở đảo nầy.
Joan Baez bỏ công đi tìm hiểu sự thật từ các trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia v.v. xem vì sao “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vạch đường máu để ra đi?
Joan Baez bỏ công đi tìm hiểu sự thật từ các trại tị nạn Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia v.v. xem vì sao “hòa bình” rồi mà hàng hàng lớp lớp người vạch đường máu để ra đi?
Tới Air Raya, Joan Baez
họp các người tị nạn lại, phần đông là các quân nhân tham dự. Họ viết đơn nói
rõ lý do. Chúng tôi nhận chồng đơn và lo dịch cho nữ “Điều tra viên” phản chiến
hiểu. Một đơn trong đó kể rằng: Cấp bực của họ bị kêu đi trình diện “học tập
cải tạo chỉ 10 ngày, chuẩn bị lương thực đủ cho thời gian đó.”
Vậy mà 1 tháng, 1 năm,
rồi 3 năm vẫn không thả ra, nên một nhóm nóng lòng lo cho vợ con ở nhà, nên
trốn trại, nhưng bị bắt lại rồi đưa ra “Tòa án nhân dân” –tức những bạn cùng
tù--xét xử. Đơn anh A kể: “Tôi
ở trong đám “nhân dân” nhưng vì còn đấu tố, chưa biểu quyết, mà tôi mắc
tiểu nên ra khỏi phòng “tòa”, đi vòng sau hè, thấy một quan tài gổ đóng sơ sài
để sẳn. Đấy, “Tòa án nhân dân” của XHCNVN trong hòa bình: kết án tử hình trước khi xử!
v.v. nên tôi phải bỏ trốn khỏi thiên đường Cộng sản.”
Ca sĩ Joan Baez ôm hết
chồng thơ từ các trại tị nạn về Hoa Thịnh Đốn, khiếu nại với Tổng thống
Mỹ lúc ấy là Jimmy Carter, rồi kéo đệ nhất phu nhân đi Thái Lan thăm
người vượt biển. (Sau nầy tới Mỹ chúng tôi mới biết) Bà cùng nhiều đoàn thể
khác nữa như Đại Đức Thích Giác Đức cùng Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Ngô
Vương Toại –nguyên là sinh viên rất chống Cộng thời VNCH--kêu gào Jimmy Carter
phải nhận cho người tị nạn Đông Dương vào Mỹ.
Kéo dài tới thời Tổng
Thống Ronald Reagan là chương trình ODP, cho đở vượt biên chết người, vì theo
Cao Ủy Tị Nạn LHQ, số chết do vượt biển lên đến gần nủa triệu người! Bao nhiêu
đó đủ nói lên tội ác của đảng Cộng sản Việt Nam trong “hòa bình”; chưa kể tội
lừa người đi tù cải tạo mà Mỹ phải có chương trình H.O cho chiến sĩ
Việt Nam Cộng Hòa.
Vì vậy mà chúng tôi nhớ
Air Raya, một hoang đảo cứu người và ca sĩ Joan Baez bởi nhờ bà mà
thêm chính sách cứu người hẳn hòi từ tòa Bạch Ốc!
Joan Baez còn kêu gọi
những “đồng chí” phản chiến cũ ký tên trên một thư gởi cho nhà nước XHCNVN, bài còn đăng trên tờ
Nữu ước Thời báo (The New York times) số
ra ngày 1/5/1079, nguyên văn như sau:
"Cách đây 4 năm, Hoa Kỳ đã chấm dứt 20 năm hiện diện ở Việt Nam. Một dịp
kỷ niệm đúng ra là nguyên nhân để đón mừng, nhưng thay vào đó, lại là lúc để
đau buồn.
Với một thảm họa thật mỉa mai, sự tàn ác, bạo lực và đàn áp do các thế lực nước
ngoài áp đặt lên đất nước quý vị trong hơn một thế kỷ qua, đang tiếp tục
ngày hôm nay dưới chế độ hiện thời.
Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, nhiều người
mà "tội" của họ chỉ là các vấn đề thuộc lương tâm, hiện đang bị bắt
giữ, tạm giam và tra tấn trong tù hoặc các trại cải tạo. Thay vì mang lại hy vọng
và hoà giải cho đất nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá, thì nhà nước của quý
vị lại tạo ra một cơn ác mộng đau đớn và che khuất đi những tiến bộ quan trọng
đã đạt được trong nhiều phạm vi của xã hội Viêt Nam.
Nhà nước quý vị đã tuyên bố vào tháng 2/1977 rằng có khoảng 50 ngàn người đang
bị giam giữ lúc đó. Nhiều ký giả, các nhà quan sát độc lập và người tỵ nạn ước
lượng rằng con số tù nhân chính trị hiện thời khoảng giữa 150 ngàn và 200 ngàn
người.
Con số chính xác có là gì đi nữa, thì sự thật đang tạo thành một bức tranh tăm
tối. Nhiều tin tức được xác nhận đang xuất hiện trên báo chí thế giới, từ báo
Le Monde và The Observer đến Washington Post và Newsweek. Chúng tôi đã nghe nhiều
câu chuyện của những người đến từ Việt Nam -công nhân và nông dân, các nữ tu
Công giáo và tu sĩ Phật giáo, các thuyền nhân, văn nghệ sĩ và các nhà chuyên
môn cũng như những người đã từng chiến đấu bên cạnh Mặt trân giải phóng.
- Các nhà tù đang tràn ngập với hàng ngàn đến hàng ngàn "tù nhân".
- Nhiều người bị mất
tích và không tìm được tông tích.
- Nhiều người bị đưa
đến các trại cải tạo, cho ăn bằng những khẩu phần gạo chết đói, buộc phải ngồi
với cổ tay và cổ chân bị trói chặt, đến ngạt thở trong các thùng connex
- Nhiều người bị dùng
như những vật dò tìm bom mìn, dọn các bãi mìn bằng tay chân trần trụi.
Ðối với nhiều người,
sống là địa ngục và cái chết là điều mong ước. Nhiều nạn nhân là đàn
ông, phụ nữ và trẻ em đã từng ủng hộ và chiến đấu cho mục tiêu thống nhất đất
nước và quyền dân tộc tự quyết, họ là những người vì hoà bình, thành viên của
các tổ chức tôn giáo hoặc vì các nền tảng đạo đức triết lý đã chống đối lại các
chính sách độc đoán của chế độ Thiệu Kỳ; họ là các văn nghệ sĩ và trí thức quyết
tâm được tự do sáng tạo bị hất hủi bởi các chính sách độc tài của nhà nước quý
vị.
Yêu cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế và nhiều tổ chức khác để được tự tìm hiểu
tình trạng lao tù vẫn chưa được đáp ứng. Các gia đình muốn biết tin tức về vợ
chồng con cái họ đều bị thờ ơ. .
Chính một quyết tâm bền bỉ về các nguyên tắc cơ bản của nhân cách, tự do và quyền
tự quyết đã là động cơ thúc đẩy rất nhiều người Mỹ phản đối chính quyền miền
Nam và sự tham dự của đất nước chúng tôi vào cuộc chiến. Cũng chính vì một quyết
tâm tương tự bắt buộc chúng tôi phải lên tiếng phản đối sự bất chấp đến tàn bạo
về nhân quyền của quý vị.
Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy chấm dứt ngay việc bỏ tù và tra tấn –cho phép một
nhóm quốc tế gồm các nhà quan sát trung lập được đến để thanh tra các nhà tù và
trung tâm cải tạo của quý vị .
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên tuân theo các nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc
tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà đất nước quý
vị là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, đã cam kết phải thi hành.
Chúng tôi khuyến cáo quý vị nên xác định lại cam kết mà quý vị đã tuyên bố về
các nguyên tắc về tự do và phẩm cách con người ... để thiết lập một nền hoà
bình thật sự tại Việt Nam
Ký tên: Joan Baez"
Thư được 78 nhân vật nổi tiếng ký tên, trong đó có I. F.
Stone, Barton Bernstein, Daniel Berrigan, Jerome Weisner, Bert Coffey, Benjamin
Dreyfus, Sanford Gottlieb, Terence Hallinan, Staughton Lynd, Allen
Ginsberg, Edmund Pat Brown, Ginetta Sagan, Cesar Chavez, và Nat Hentof .v.v.. (Bài khác chúng tôi sẽ nói đến vài tên Mỹ Cộng nổi bậc).
Chiến tranh Việt Nam có hai nữ ca- nghệ - sĩ phản chiến nổi tiếng: Joan
Baez hối hận “chuộc lỗi” , còn đào Jane Fonda thì không.
Joan Baez gởi thư cho nhà nước Cộng sản và đăng báo như nội dung trên ngày 1/5/1979 thì Jane Fonda chẳng những không ký mà phản bác lại bằng
một loạt truyền thông có chử ký của một nhóm người Phản chiến khác, bức thư có
tựa là "The Truth About Vietnam", cũng được đăng trên tờ The New York Times số ra ngày 24/6/ 1979 thư khen Cộng sản "có tinh thần biết tự kiềm chế, hòa hoản và nhân đạo
trong cách điều hành chương trình tập trung cải tạo" và....
"Việt Nam hiện
nay vui hưởng nhân quyền như được ghi trong hiến chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
mà từ trước chưa bao giờ được có.
"Đó là quyền:
được có việc làm an toàn về lao động, quyền được gia nhập nghiệp đoàn thương
mãi, quyền được sống ấm no, không bị đàn áp đàn áp bởi chủ nghĩa thực dân và chủng
tộc. Hơn thế, người dân được miễn phí về giáo dục, y tế mà ngay chính tại Hoa Kỳ
chúng ta chưa đạt được tới mức ấy".
Không hiểu hiện giờ những người
phản chiến như Fonda nghĩ sao khi nghe các hãng BBC London, đài VOA, Á Châu Tự Do, SBTN về
Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, 14 thanh niên Thiên Chúa giáo và
Tin Lành bị xử tù? Về Đoàn Văn Vươn? Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu? Tin về LM
Tadéo Nguyễn Văn Lý? Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và dân oan ..v.v.?
Vậy xin chuyền cho thế giới nghe Youtube “Hát
Cho Nhân Quyền” của SBTN để họ biết
tội ác của Jane Fonda.
Hôm nay cũng là ngày Lễ Memorial Day (Chiến Sĩ Trận Vong
27/5/2013) của Mỹ, những cựu quân nhân Hoa Kỳ đã kết tội bà đào Jane Fonda-Jane
Hanoi là Phản Quốc (Traitor) lâu rồi.
Nguyễn Việt Nữ
(27/5/2013)
No comments:
Post a Comment