Thuần phong mỹ tục đất nước Rồng Tiên dành suốt tháng Bảy Âm-lịch là Mùa Vu-Lan Báo Hiếu, còn có cơn Mưa Ngâu cũng vào tháng Bảy với nhịp Cầu Ô-Thước cho Ngưu-Lang Chức-Nữ nối lại khúc nhạc tình yêu khao khát suốt mười hai tháng trong năm.
I.Tháng Bảy Mưa Ngâu Nhịp Cầu Ô-Thước
Để thay đổi môi trường
chính trị quá nhức đầu, xin mời nghe hai nghệ sĩ Chí Tâm và Ngọc Đan Thanh nhắc
lại chuyện Tháng Bảy Mưa Ngâu với Nhịp
Cầu Ô-Thước để nhớ bài học Thế-giới-sử: Ngọc-Hoàng
nào ác đức, nhân danh tình yêu để ngăn
cách nhịp cầu tâm hồn thế hệ trẻ trần
gian? Chắc chắn sẽ nghe tên ông Ngọc
Hoàng Mác-Lê (Marx-Lenin) vang danh thế giới?
II. Xin nghe “Phật Thuyết Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu
Ân”
II.A. Trên 2500 trước Phật đã khóc, lạy núi
xương khô vì Luật Luân-Hồi
Một thuở nọ, Thế Tôn
an trụ. Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung
Chư Tăng câu hội rất
đông. Tính ra tới số hai muôn tám ngàn.
Lại cũng có các hàng Bồ-tát. Hội tại đây
đủ mặt thường thường.
Bây giờ, Phật mới lên đường. Cùng hàng đại
chúng Nam phương tiến hành.
Đáo bán lộ, đành rành mắt thấy. Núi xương khô bỏ đấy lâu đời
Thế Tôn bèn vội đến nơi. Lạy liền ba lạy rồi rơi giọt hồng.
Ðức A Nan tủi lòng ái ngại. Chẳng hiểu sao Phật lạy đống xương?
Vội vàng xin Phật dạy tường. Thầy là Từ Phụ ba
phương, bốn loài
Ai ai cũng kính Thầy dường ấy. Cớ sao Thầy lại lạy xương khô?
Phật rằng: Trong các môn đồ, Ngươi là đệ tử đứng đầu dày công
Bởi chưa biết đục trong cho rõ. Nên vì ngươi, ta tỏ
đuôi đầu:
Ðống xương dồn dập bấy lâu. Cho nên trong đó biết
bao cốt hài
Chắc cũng có ông bà cha mẹ. Hoặc thân ta hoặc kẻ sanh ta
Luân hồi sanh tử, tử
sanh. Lục thân đời trước thi hài còn đây
Ta lễ bái kính người tiền bối. Và ngậm ngùi vì nhớ
kiếp xưa
Ðống xương hỗn tạp chẳng vừa. Không phân trai gái bỏ
bừa khó coi
Ngươi chịu khó xét soi cho kỹ. Phân làm hai, bên nữ
bên nam
Ðể cho phân biệt cốt phàm. Không còn lộn lạo nữ
nam chất chồng.
II.B. Phật sớm dạy
phân biệt xương nào của Mẹ, của Cha loài người.
Xin nhớ, mỗi mùa Vu-Lan Báo Hiếu, Phật tử nào
cũng đi Chùa tụng kinh, thuộc lào Kinh
Vu-Lan Bồn, Kinh Vu-Lan Báo Hiếu; nhưng ít ai để ý, cách Phật dạy phân biệt
xương Nữ và Nam trong núi xương khô, chứng tỏ trên 2,500 năm trước, ngoài chứng
minh Luật Luân Hồi, Ngài đã là một
Chuyên-gia về bệnh Sản-Phụ khoa (gynecologist) tuyệt vời rồi! Xin nghe:
Ðức A Nan trong lòng tha thiết. Biết làm sao phân biệt
khỏi sai
Ngài bèn xin Phật chỉ bày. Vì khó chọn lựa gái
trai lúc này
Còn sanh tiền dễ bề sắp đặt. Cách đứng đi ăn mặc phân minh
Chớ khi rã xác tiêu hình. Xương ai như nấy khó nhìn khó phân.
Phật mới bảo: A Nan nên biết. Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Ðàn ông xương trắng nặng hoằng. Ðàn bà xương nhẹ đen
thâm dễ nhìn.
Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ? Bởi đàn bà sanh đẻ mà
ra
Sanh con ba đấu huyết ra. Tám hộc, bốn đấu sữa
hòa nuôi con
Vì cớ ấy hao mòn thân thể. Xương đàn bà đen nhẹ
hơn trai.
A Nan nghe vậy bi ai. Xót thương cha mẹ công
dày dưỡng sanh.
II. C. Phật sớm dạy vì sao và phương pháp nào báo
hiếu song thân?
II.C.1. Nguyên nhân vì mười tháng cưu mang
thai nghén
Trước khi dạy phương
pháp báo hiếu phụ-mẫu, Đức Phật không
muốn con người chỉ “gọi dạ bảo vâng” một chiều chỉ vì do lời Phật dạy, mà Ngài
giảng cho biết trước nguyên nhân mười tháng cưu mang nhiều bề cực nhọc.
Khi biết rõ như vậy thì tự lòng người con biết bổn phận mình để tìm
phương pháp báo hiếu, tùy hoàn cảnh mỗi người, chứ không phải vì lời Phật dạy.
Đức Phật tin con người có trí tuệ nghĩ suy để tự mình chọn lựa! Vì “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật
sắp thành!”. Tính Bình-Đẳng là Có Thật nếu biết hành Nghiệp Thiện nhiều
Kiếp!
Nên nhớ đây là lời
dạy trên 2,500 năm trước Tây lịch. Phải
chăng Đức Phật từng là một Bác-sĩ Sản- khoa (obstetrician) kỳ tài! Xin nghe
tiếp:
Bèn cầu Phật thi ân dạy bảo. Phương pháp nào báo hiếu song thân?
Thế Tôn mới bảo lời rằng: Vì ngươi, ta sẽ phân trần, khá nghe!
Thân đàn bà nhiều bề cực nhọc. Sanh đặng con thập
ngoạt cưu mang
Tháng đầu, thai đậu tợ sương. Mai chiều gìn giữ sợ
tan bất thường.
Tháng thứ nhì dường như sữa đặc. Tháng thứ ba như cục huyết ngưng
Bốn tháng đã tượng ra hình. Năm tháng ngũ thể hiện sinh rõ ràng.
Tháng thứ sáu lục căn đều đủ. Bảy tháng thì đủ bộ
cốt xương
Lại thêm đủ lỗ chân long. Cộng chung đến số tám
muôn bốn ngàn.
Tháng thứ tám hoàn toàn tạng phủ. Chín tháng thì đầy đủ vóc hình
Mười tháng thì đến kỳ sinh. Nếu con hiếu thuận xuôi mình ra luôn.
Bằng ngỗ nghịch làm buồn thân mẫu. Nó vẫy vùng, đạp quấu
lung tung
Làm cho cha mẹ hãi hùng. Sự đau, sự khổ, khôn
cùng tỏ phân
Khi sản xuất muôn phần an lạc. Cũng ví như được bạc, được vàng.
II.C.2.Chưa ra đời mang nặng đẻ đau, khi chào
đời dưỡng dục cù lao
Thời đại văn minh Tây Âu siêu việt gần đây, khi một Bác-sĩ Sản–khoa bồng thai nhi chào đời để
vào nôi không lâu là tròn bổn phận. Trách nhiệm kế tiếp là của Bác-sĩ Nhi-khoa.
Trên 2,500 năm trước, Đức Phật chẳng những là một Bác-sĩ Sản Phụ khoa, Ngài còn
là một Bác-sĩ Nhi khoa (paediatrician) gương mẫu nữa!
Xin nghe lý do để
Báo Hiếu của một Y-Lý-Vương thấu suốt cuộc sống quần sinh:
Thế Tôn lại bảo A Nan: Ơn cha nghĩa mẹ mười phần phải tin.
Ðiều thứ nhứt: giữ gìn thai
giáo. Mười tháng trường châu
đáo mọi bề.
Thứ hai: sanh đẻ gớm ghê. Chịu đau chịu khổ mỏi
mê trăm phần.
Ðiều thứ ba: thâm ân nuôi dưỡng. Cực đến đâu bền vững chẳng lay.
Thứ tư: ăn đắng uống cay. Ðể dành bùi ngọt đủ đầy cho con.
Ðiều thứ năm: lại còn khi
ngủ. Ướt mẹ nằm, khô ráo
phần con.
Thứ sáu: bú sữa nhai cơm. Miễn con no ấm chẳng
nhờm chẳng ghê.
Ðiều thứ bảy: không chê ô uế. Giặt đồ dơ của trẻ không phiền.
Thứ tám: chẳng nỡ chia riêng. Nếu con đi vắng cha phiền, mẹ lo.
Ðiều thứ chín: miễn con sung
sướng. Dầu phải mang nghiệp
chướng cũng cam
Tính sao có lợi thì làm. Chẳng màng tội lỗi, bị
giam, bị cầm.
Ðiều thứ mười: chẳng ham trau chuốt. Dành cho con các cuộc thanh nhàn
Thương con như ngọc như vàng. Ơn cha nghĩa mẹ sánh
bằng Thái Sơn.
Phật lại bảo: A Nan nên biết, Trong chúng-sanh tuy thiệt phẩm người
Mười phần mê muội cả mười. Không tường ơn trọng
đức dày song thân.
Chẳng kính mến quên ơn trái đức. Không xót thương dưỡng dục cù lao
Ấy là bất hiếu mạc giao. Vì những người ấy đời nào nên thân.
Mẹ sanh con cưu mang mười tháng. Cực khổ dường gánh
nặng trên vai.
Uống ăn chẳng đặng vì thai. Cho nên thân thể hình
hài kém suy.
Khi sanh sản hiểm nguy chi xiết. Sanh đặng rồi tinh huyết dầm dề.
Ví như thọc huyết trâu dê. Nhất sanh thập tử nhiều bề gian nan.
Con còn nhỏ phải lo săn sóc. Ăn đắng cay, bùi ngọt
phần con.
Phải tắm phải giặt rửa trôn. Biết rằng dơ dáy, mẹ
không ngại gì.
Nằm phía ướt, con nằm phía ráo. Sợ cho con ướt áo, ướt
chăn.
Hoặc khi ghẻ chóc khắp
thân. Ắt con phải chịu trăm phần thảm thương.
Trọn ba năm bú nương sữa mẹ. Thân gầy mòn nào nệ
với con.
Khi con vừa được lớn khôn. Cha mẹ dạy bảo cho con
vỡ lòng..
Cho đi học mở thông trí huệ. Dựng vợ chồng có thế làm ăn.
Ước mong con được
nên thân. Dầu cho cha mẹ cơ bần quản chi.
Con đau ốm tức thì lo chạy. Dầu tốn hao đến mấy
cũng đành.
Khi con căn bệnh đặng lành. Thì cha mẹ mới an thần
định tâm.
Công dưỡng dục sánh bằng non biển
III. Phải chăng đây là
Thời Mạt Pháp? Phật dạy tiếp:
Cớ sao con chẳng biết ơn này. Hoặc khi lầm lỗi bị
rầy
Chẳng tuân thì chớ, lại bày ngỗ ngang. Hỗn cha mẹ, phùng mang
trợn mắt
Khinh trưởng huynh, nộ nạt thê nhi. Bà con chẳng kể ra chi
Không tuân sư phụ, lễ nghi chẳng tường. Lời dạy bảo song đường không kể
Tiếng khuyên răn anh chị chẳng màng. Trái ngang chống báng mọi đàng
Ra vào lui tới mắng càn người trên.Vì lỗ mãng tánh quen
càn bướng
Chẳng kể lời trưởng thượng dạy răn. Lớn lên theo thói hung
hăng
Ðã không nhẫn nhịn, lại càng hành hung.Bỏ
bạn lành, theo cùng chúng dữ
Nết tập quen, làm sự trái ngang. Nghe lời dụ dỗ quân
hoang
Bỏ cha bỏ mẹ trốn sang quê người……
XXXXXXXXXXXX
III.A. Linh Mục Tadeo
Nguyễn Văn Lý
Vâng! Đây là thời Mạt Pháp, nên tôn giáo hữu thần bị đàn áp không phát triển được thì hậu quả tất nhiên
là chỉ có tôn giáo Cộng sản vô thần làm văn hóa suy kiệt mà Linh Mục Tadeo
Nguyễn Văn Lý có bài thơ làm trong tù:
“Tự do ngôn luận cho dân
Độc tài độc đảng phải cần bỏ đi.
Trục xuất sát hại thai
nhi
Vô thần duy vật tội
ghi mãi hoài
Cửa nhà cơ sở đất đai,
Của dân của đạo trả ngay tức thì!”
(Thi-sĩ, Ngục-sĩ L M Tadeo Nguyễn Văn Lý)
III.B. Hòa Thượng
Thích Quảng Độ
Còn Hòa Thượng Thích Quảng Độ--đương kiêm Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất--khi
trên 10 năm bị đày ở miền Bắc cũng làm thơ kêu than thống thiết cho giống nòi:
“Tây chẳng phải Tây, Đông
chẳng Đông
Quỉ quái sinh ra lũ cuồng ngông
Mồ mả tổ tiên cày xới hết
Đình chùa miếu mạo phá bằng không
Ông bà xem nhẹ như con lợn
Bố mẹ coi như khúc gỗ thông
Phảng phất non sông hồn Lạc Việt
Bốn nghìn tuổi sử tủi hay không?”
(Thi-sĩ “Tù không tội”
Thích Quảng Độ)
III.C. Địa Ngục Trần
Gian
Chúng ta nghe nhiều về “26
năm lưu đày” dưới Địa Ngục Trần Gian Hồ Chí Minh của Thượng Tọa Thích
Thiện Minh, thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cựu Chủ Tịch Hội
Ái-Hữu Tù Nhân Chính trị và Tôn Giáo Việt Nam.
Chúng
ta cũng nghe “Bao Nỗi Tang Thương”
vì Đảng là Mẹ, Bác là Cha của Tâm
Nguyên Thích Trí Lực, đệ tử Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu của Chùa Thiên Mụ
Huế, bên dòng Sông Hương…
Người
Việt Nam ta quá khổ đau ở Địa Ngục Trần Gian Xã Hội Chủ Nghĩa rồi. Ai cũng muốn tìm Thiên Đàng. Trên đây ta
nghe vị Y-Lý-Vương Phật Thích-Ca chẩn bệnh cứu khổ cho muôn loài đã dạy: báo
hiếu đúng Phụ-Mẫu Thâm-Ân nào thực sự
khi Sướng thì “Sướng sau cái Sướng của con” ; còn khi Khổ thì “ Khổ trước cái Khổ của con”. Tức nhiên không
phải là loại Phụ- Mẫu theo công thức: “Đảng
là Mẹ, Bác là Cha” đã gây “Bao Nỗi
Tang Thương” cho Dân Tộc.
Đức
Từ-phụ Thích-Ca cũng dạy: Thiên Đàng
không ở đâu xa, mà chính trong TÂM ta. Muốn tìm cõi Thiên Đàng, chỉ cần biết
phân biệt như giữa núi xương Nam, Nữ:
III.D. Sự khác biệt giữa Thiên Đàng và Địa Ngục
Nghe nảy giờ lâu quá chắc đói bụng, xin
nhờ đầu bếp Thiên Luân mời quí vị
dùng “Bữa ăn Thiên Đàng và Địa Ngục”như
vầy:
Một ký giả kia được phép xuống hỏa ngục và lên thiên đàng để làm
một bản phóng sự về đời sống của nhân dân tại đó.
Sau một cuộc hành trình gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn. Nhìn vào bàn ăn, anh ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải vị đang bốc khói hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.
Nhưng lúc các kiều dân địa ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự kinh ngạc tan biến khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng nĩa rất dài buộc dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung tóe xuống mặt đất. Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng nĩa để, thay vì đưa thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập đánh nhau. Thật là một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn phiền rời phòng ăn, dạ dày vẫn trống rỗng.
Quá sợ hãi, chàng ký giả lập tức từ giã địa ngục để tiếp tục lên phóng sự trên thiên đàng. Ðến nơi cũng đúng vào giờ cơm. Bàn ăn cũng trưng bày những thức ăn ngon miệng. Quan sát nhân dân, chàng ta thấy ai nấy đều phương phi, khỏe mạnh, tuy đôi tay họ cũng được gắn chặt những muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì họ cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, họ lại dùng muỗng nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang lên những giọng nói cười vui, thỏa mãn.
Kết thúc bài phóng sự tường trình về những điều mắt thấy tai nghe, chàng ký giả viết: "Ích-kỷ và vị-tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng."
Sau một cuộc hành trình gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn. Nhìn vào bàn ăn, anh ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải vị đang bốc khói hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.
Nhưng lúc các kiều dân địa ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự kinh ngạc tan biến khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng nĩa rất dài buộc dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung tóe xuống mặt đất. Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng nĩa để, thay vì đưa thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập đánh nhau. Thật là một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn phiền rời phòng ăn, dạ dày vẫn trống rỗng.
Quá sợ hãi, chàng ký giả lập tức từ giã địa ngục để tiếp tục lên phóng sự trên thiên đàng. Ðến nơi cũng đúng vào giờ cơm. Bàn ăn cũng trưng bày những thức ăn ngon miệng. Quan sát nhân dân, chàng ta thấy ai nấy đều phương phi, khỏe mạnh, tuy đôi tay họ cũng được gắn chặt những muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì họ cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, họ lại dùng muỗng nĩa để đút thức ăn cho nhau. Phòng ăn vang lên những giọng nói cười vui, thỏa mãn.
Kết thúc bài phóng sự tường trình về những điều mắt thấy tai nghe, chàng ký giả viết: "Ích-kỷ và vị-tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng."
Tâm Tánh Thiên Đàng (Vị tha) và Địa Ngục (Ích kỷ...) là do
chính mình chọn, và tự mình hướng
tới con đường đó..
IV. Xin nghe thêm: Ca Khúc
“Luống Cải
Hoa Vàng”
Để nói
lên tình yêu đất nước Tiên Rồng của đàn con viễn xứ Da vàng dưới ngọn Cờ Vàng nhân
Mùa Vu-Lan Báo-Hiếu, mong thế hệ tương
lai đừng quên thâm- ân sinh thành dưỡng dục của bậc Phụ-Mẫu Việt Nam trong lịch
sử.
(Mùa Vu-Lan Tháng Bảy
Mưa Ngâu ÂL 2013)
Nguyễn Việt Nữ
No comments:
Post a Comment