Friday, December 20, 2013

NHỮNG MÙA LỄ TẠ ƠN ĐỊNH MỆNH CHO LỊCH SỬ VIỆT MỸ - PHẦN 3

Nguyễn Việt Nữ

Hồ Chí Minh khi cướp chính quyền từ tay Bảo Đại tháng 3 năm 1945; làm Cách Mạng mùa thu tháng 8 kêu gọi đoàn kết chống Pháp, bài trừ thực dân phong kiến;   đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 nên lúc ấy phần đông ai cũng ủng hộ, nhất là trí thức.

Tuyên ngôn Độc lập của Hồ dựa vào Hiến Pháp của Pháp, và Mỹ là hai quốc gia tư bản văn minh,  chọn người cầm quyền dựa vào các cuộc vận động tranh cử giữa các ứng cử viên của đa đảng. Tóm lại, người dân tranh đấu “lật đổ” nhà cầm quyền nào không làm lợi cho mình bằng Lá Phiếu bầu cử chứ không bằng chiến tranh hay bằng bạo lực cướp chánh quyền.

Nhưng khi cướp chánh quyền năm 1945, Hồ  tổ chức Quốc hội I năm 1946 có vẽ dân chủ nhưng  che giấu bàn tay lông lá “Đấu tranh giai cấp”,  “Chuyên chính vô sản”; “độc đảng toàn trị”  lối đệ Tam Cộng Sản Mác-Lê mà con cháu Hồ còn tiếp tục đến nay,  Quốc Hội thứ XIII, là 68 năm (1945—2013).

Trong bài “Những mùa Lễ Tạ Ơn Định Mệnh cho lịch sử Việt-Mỹ (kỳ II)” chúng tôi  chỉ giới hạn quan hệ Việt-Mỹ từ thời Đảng Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower—Nixon chuyển quyền sang đảng Dân Chủ của Kennedy-Johnson bằng lá phiếu bầu đúng Hiến Pháp Hoa Kỳ mà Hồ bắt chước để lừa thế giới.

Nhưng đúng ngày Lễ Tạ Ơn năm 2013 lại là ngày Quốc Hội thứ XIII của XHCN Việt Nam thông qua Hiến Pháp mới 2013.

Vậy là thêm một Mùa Lễ Tạ Ơn trùng hợp ly kỳ của lịch sử Việt –Mỹ nữa!

Trước khi trình vụ bầu cử Gian lận của Hoa Kỳ thời Nixon-Kennedy cũ,  xin nói về những góp ý để hình thành Hiến Pháp 2013 mới của XHCN trước.

Các báo Nhân Dân, Thanh Niên, Tiền Phong,  TV của đảng  đều đồng loạt loan tin:

“Trong không khí trang trọng, vinh dự và đầy trọng trách, 9 giờ 50 phút ngày 28/11/2013, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 6 đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi). Đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có tính lịch sử, mở ra một thời kỳ mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta. Bản Hiến pháp sửa đổi lần này là kết quả của một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, khoa học và thật sự dân chủ.

- Còn đây là văn phòng Chủ tịch nước, ông Giang Sơn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Hành Pháp tối cao  chính thức  đọc Lệnh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang công bố Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam: (trích)

“Ngày 28/11/2013, với đa số phiếu tán thành Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. (..) Hiến pháp đã kết tinh được trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân, thể hiện được ý Đảng, lòng dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị (…) Thời điểm Hiến pháp mới 2013 có hiệu lực là từ ngày 1/1/2014.”  (Ngưng trích)

Đây là một trùng hợp ly kỳ mà trên đây chúng tôi vừa nhấn mạnh:

Ngày 28 tháng 11 năm 2013 là ngày “Thanksgiving  Day”  tại Hoa Kỳ.  Quả năm 2013 là “Mùa Tạ Ơn lịch sử Việt- Mỹ”  mới nhất! Vì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đánh giá “đây là thời khắc lịch sử” và “Bản Hiến pháp mới đã biểu hiện được ý Đảng, lòng dân”.

Xin chú ý tiến trình biểu quyết: Sự thông qua nầy với số phiếu thuận áp đảo: Tổng số Quốc hội có 498 đại biểu. Nhưng trong thời khắc thông qua có 488 đại biểu có mặt ở hội trường, không có đại biểu không tán thành, nhưng có 486 đại biểu bấm nút tán thành, chỉ có 2 đại biểu đã không bấm nút thông qua, vậy là tới  97,59% trong tổng số hiện diện. Một tỉ lệ cao mà xứ văn minh như Mỹ không thể có!

Xin điểm vài phê phán từ quốc nội tới hải ngoại.

Trước hết là ông Dương Trung Quốc, đại diện tỉnh Bình Dương, miền Nam Việt Nam,  là một trong hai người đã không bấm nút thông qua đó.

- Dương Trung Quốc giải thích rõ rệt lý do việc mình làm:

"Cái khiến tôi băn khoăn là trong lịch sử lập hiến của nước ta, đây là lần đầu tiên trong lời nói đầu của Hiến pháp viết thẳng quan niệm Hiến pháp chỉ là “thể chế hoá cương lĩnh” của Đảng và kế thừa những Hiến pháp có trước. Nhiều vấn đề mà quá trình thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp còn chưa ngã ngũ...những vấn đề liên quan đến hệ thống chính quyền địa phương, chính quyền đô thị, hội đồng nhân dân các cấp quá trình thảo luận còn chưa rõ ràng.”

- Tiến sĩ  Nguyễn Quang A nhận xét Hiến pháp mới là "Bình mới rượu cũ".

- Giáo sư Tương Lai nói: "Hiến pháp mới này là một bước lùi vì sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động."


- Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) nói trong một thông cáo rằng thất bại trong việc giảm vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong hiến pháp sửa đổi là một chỉ dấu cho thấy đất nước này không mặn mà để cạnh tranh kinh tế toàn cầu.

- Tổ chức Human Rights Watch chỉ trích kịch liệt bản Hiến pháp này và cho rằng bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam đã không đáp ứng mong muốn thay đổi và cải cách của người dân và về cơ bản Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng và bản hiến pháp cho phép giới hữu trách giới hạn các quyền cơ bản bằng những ngôn từ mơ hồ bất kỳ khi nào họ muốn.

- Còn theo Thời báo Phố Wall (Wall Street Journal), ông Phil Robertson, phó giám đốc Human Rights Watch’s Asia Division nói: "Việc thông qua này thật rất đáng thất vọng, khi Việt Nam vừa trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ. Thay vì lắng nghe ý kiến đóng góp của hàng ngàn người dân về thúc đầy nhân quyền và một nhà nước vì dân hơn, thì nay Quốc hội bỏ phiếu vì ý nguyện của Đảng Cộng sản và Chính phủ"

Toàn dân góp ý Sửa đổi “Hiếp” pháp mới giống Hiến pháp Mỹ?



Từ tháng 3/ 2013, các báo và đài của Đảng loan tin toàn đảng, toàn quân, toàn dân  đồng lòng góp ý “Hiếp” pháp, khiến người bình dân cũng hiểu nghĩa đen thành nghĩa bóng vì luật lệ của Hồ Chí Minh 68 năm nay thật sự  chỉ là HIẾP Pháp;  nên chuyền những trang báo nầy đi làm độc giả bật cười nghiêng ngữa. Nhà nước XHCN mới giật mình chỉnh sửa lai. Bỏ qua chuyện vui nầy đi, lo tìm xem Hiến pháp 1992 cũ khác Hiến pháp 2013 mới, và giống Hiến pháp Mỹ thế nào?


- Cộng Sản Tam Vô thì không cách nào hai HP giống nhau được. Phải chờ đến 68 năm (1945—2013)  từ  khi Chủ tịch nước HCM đọc Tuyên Ngôn Độc Lập bắt chước của Pháp và Hoa Kỳ để lòe thế giới, HP  2013 ra đời  có 12 điểm mới so với HP 1992, đó là: các điều về nhân quyền (Điều 19, 34, 41-43), ngân sách nhà nước (điều 55), Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử, Kiểm toán Nhà nước… Lý do: Vài năm nay vì tình hình Biển Đông  căng thẳng,  bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố năm 2010 rằng Mỹ trở lại làm chủ Thái Bình Dương. Từ đó Mỹ muốn vào Việt Nam qua việc thương thảo bản Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và  thời điểm là đưa TPP vào Quốc Hội Mỹ phê chuẩn vào cuối năm 2013 nầy.


Trong 12 quốc gia thương thảo TPP, Việt Nam bị cho là chưa đủ trình độ để tham gia: Nền kinh tế yếu kém, không phải là kinh tế thị trường, thiếu sự minh bạch, không tôn trọng quyền của người lao động, vi phạm tác quyền trầm trọng, và thiếu hệ thống pháp trị. Cho nên Hiến Pháp sửa đổi được Quốc Hội  XHCNVN thông qua vào ngày Lễ Tạ Ơn 28/11/2013 gồm những điểm mới đó.



Nhớ lại sau khi Nixon rút quân khỏi Việt Nam năm 1975, chế độ Công an trị trong hòa bình càng ngày càng vi phạm nhân quyền trầm trọng, bị cả các nước văn minh lên án, bị Mỹ cấm vận kinh tế và cắt đứt ngoại giao khiến VN nghèo đói gần chết. Những người Mỹ thiên Cộng  như George McGovern, Tom Hayden, Jane Fonda, John Kerry v.v. vào giúp Việt Nam tiếp máu cho XHCN thoi thóp thở. Kịp tới phụ tá trẻ đầy tham vọng của George McGovern là Bill Clinton đắc cử Tổng Thống năm 1992 thì  năm 1994 ông ta lo giải tỏa cấm vận kinh tế vô điều kiện rồi năm 1995 ký bang giao toàn vẹn để tiếp máu cho “đồng chí” XHCN VN rồi liên tục giúp soạn HP kinh tế thị trường nhưng Đỗ Mười cứ lái “Theo định hướng XHCN” cho tới QH thứ XIII.


Tóm lại, “Mỹ đi rồi Mỹ lại về”, còn con thuyền Việt Nam cứ lạc mãi không biết lối về, vì Mỹ giúp ráo riết tới tháng 3/2013 mà XHCN cứ lo “Hiếp” pháp lầm lẫn!


 Nên phải nhắc cho trong nước và thế giới, nhất là Mỹ nhớ rằng, xưa nay không có hiệp ước quốc tế nào do khối Cộng Sản đặt bút ký mà họ tôn trọng cả. Thì TPP cũng vậy thôi.


Mà thế giới thì hay quên chăng, nên cứ tiếp tục bị lừa phỉnh?



Như mặc dù XHCN VN liên tục khủng bố các bloggers vốn là người Cộng Sản hay phụ trách báo đảng như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Ngọc Chênh của báo Thanh Niên, v.v.  Nhưng ngày 7 tháng 3 năm 2013 tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) và tập đoàn Google dành cho các cá nhân đã có nỗ lực vượt qua kiểm soát, kiểm duyệt mạng, thúc đẩy tự do ngôn luận và tự do internet trên thế giới;  sau khi bỏ báo Thanh Niên của Đảng, ra tư nhân thành bloger Huỳnh Ngọc Chênh được đề cử giải thưởng Công dân mạng (Netizen) 2013 cùng với tám blogger của các nước khác.. Rồi trong nước còn có nhóm tuổi trẻ yêu nước như Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Huy v.v. bị bắt ra tòa vì biểu tình “Chống Tàu  Khựa” v.v.



Vậy mà ngày 12/11/2013 Việt Nam lần đầu tiên được Đại Hội đồng Liên hiệp quốc khóa 68 chọn là một trong số 14 thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đóng tại Geneva với 184/193 quốc gia bỏ phiếu tán thành!



Lại thêm một tỉ lệ thuận cao kỷ lục nữa cho Việt Nam.  Lạ nữa là các quốc gia mà chính Hội đồng Nhân quyền cần phải theo dõi là Trung Quốc, Nga, Ả rập Saudi, Việt Nam, Algeria và Cuba được bầu mà không vấp phải cản trở nào!



Thảo nào trước Chủ tịch Trương Tấn Sang, là cựu Chủ tịch nước  Nguyễn Minh Triết trong 3 ngày 26--28/ 9/2009 thăm viếng  Cuba,  đã như anh hề chọc thiên hạ cười khi tuyên bố trong buổi họp mặt có Chủ tịch nước Raul Castro của Cuba: 

“Có người ví von Việt Nam- Cuba  như Trời Đất sinh ra. Một anh ở phía Đông, một anh ở phía Tây.  Chúng ta thay nhau canh giữ hoà bình cho thế giới. Cuba thức thì Việt Nam ngủ, Việt Nam gác thì Cuba nghỉ.” 


Còn ở quốc nội, tháng 6 năm 2010, khi Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng  đòi bỏ Điều 4 HP, các báo đảng và đài VOANEWS loan đi lời cảnh cáo của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết về việc sửa đổi Hiến Pháp: “Bỏ điều 4 HP là tự sát!” 



Ngày Lễ Tạ Ơn 28 tháng 11 năm 2013 Quốc Hội thứ XIII XHCNVN thông qua “Hiếp” Pháp mà Tiến sĩ  Nguyễn Quang A gọi là Hiến Pháp "Bình mới rượu cũ” vì điều 4 vẫn còn y như cũ: Điều 4: “ Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” (Hết) 


“Lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” Cách Mạng tháng 10 của đàn anh Liên Xô cần phải 74 năm mới thoát ra khỏi màn đêm Mác-Lê (1917—1991), mà đảo quốc Cuba nằm ở vùng thuộc nhiệt đới Tây bán cầu thuộc Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) ; Cuba có bờ biển “Caribê” (Caribbean) sát nách Hoa Kỳ từng là tiền đồn của Quốc tế Cộng Sản Liên Bang Xô-Viết để tiêu diệt Mỹ; nên khi ổn định Âu Châu xong, Tổng Thống Mỹ Eisenhower từng có kế hoạch đổ bộ lên Cuba để  dẹp kho vũ khí Mác-Lê mà năm 1960 hai ứng cử viên Tổng Thống Nixon—Kennedy  đã đấu với nhau đề tài “cuộc đổ bộ vào Vịnh Con Heo của Cuba” ( Xem “Những Mùa Lễ Tạ Ơn Định Mệnh lịch sử của Việt-Mỹ” phần II) .  Bây giờ xin tiếp tục.



Mục đích là để xoái mòn độc đảng, vì Cách Mạng tháng 10 của đàn anh Liên Xô cần 74 năm thì tan rã, Cách Mạng tháng 8 của đàn em Hồ Chí Minh được 68 năm rồi vẫn còn điều 4 HP  (1945-2013);  nên ta giúp người bình dân hiểu thêm về quyền tự do cầm lá phiếu của mình qua cuộc bầu cử --dù Gian lận của Hoa Kỳ--nhưng lại là chuyện hiện thực dễ hiểu, dễ nhớ, cho họ tự tin khi cầm lá phiếu bầu, vì Việt- Nam sẽ có đa đảng. Hơn nữa, để hiểu mà đừng hận thù Mỹ.



                                                   XXXXXXX



Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, trừ vài trường hợp đặc biệt; thường thì mỗi Tổng Thống chỉ được làm chủ Tòa Bạch Ốc 8 năm. Mà  mỗi 4 năm phải bầu lại, nếu được dân tín nhiệm cho  tái cử thì cũng chỉ hai nhiệm kỳ là tối đa. Cuộc tổng tuyển cử chọn Tổng Thống diễn ra vào các năm chẵn;  ngày thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 năm ấy.



Trước đó, mỗi đảng tại các tiểu bang tổ chức các cuộc bầu cử sơ bộ hoặc tiến hành họp kín để chọn ra các đại biểu đi dự đại hội chỉ định ứng cử viên toàn quốc. Các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín tại từng bang diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6, sau đó là các đại hội toàn quốc diễn ra vào các tháng 7, 8 và 9.



Tranh cử đa đảng là một sự kiện chính trị dân chủ được hệ thống truyền thanh loan đến cho toàn dân nghe và là điểm khởi đầu của chiến dịch tổng tuyển cử, nên đại hội đảng là cơ hội để quảng bá cho ứng cử viên của đảng và xác định những điểm khác biệt với đối thủ.


 Nên khi Tổng Thống Eisenhower mãn nhiệm kỳ 8 năm, ngày thứ ba 8 tháng 11 năm 1960, là ngày cử tri xử dụng lá phiếu bầu chọn Tổng Thống giữa ứng cử viên  hai đảng Cộng Hòa (Nixon) và Dân Chủ (Kennedy). tức cũng tranh luận công khai giữa ít nhất là hai đảng cho cử tri lắng nghe mà tự ý chọn lựa chứ nếu độc đảng mà bảo là “dân chủ” tức dân chủ chỉ một chìu, chẳng khác nào  bắt buộc cử tri đầu phiếu cho người Đảng chọn sẳn trước rồi!


Còn điểm khác biệt nữa: người Mỹ phải tự ghi danh để đủ điều kiện bỏ phiếu, và việc đi bỏ phiếu là tự nguyện, chứ không bắt buộc, điều này giống một số nước văn minh, công dân  có quyền tự do không đi bầu, khác với độc đảng của Hồ, tất cả cử tri phải đi bầu hay gọi là nộp “ý kiến”, nhưng đại biểu Quốc hội biểu quyết chọn người Đảng đã chọn rồi, nên người đắc cử luôn có tỉ số cao tới 97, 98, 99% như  biểu quyết thông qua Hiến pháp 2013 ta thấy rõ. Còn thế giới văn minh như Mỹ quốc thường chỉ có 51—54% thôi. Về truyền thông ở Mỹ, truyền tin bằng Radio, còn từ năm 1960 giữa Nixon-Kennedy mới thêm tranh luận trên “truyền hình”.

Ngay tại nước văn minh như Hoa Kỳ cũng có bầu cử gian lận!

Chuyện Kennedy thắng cử năm 1960 là nhờ thị trưởng Daley ở Chicago gian lận phiếu  bầu như hồi ký Richard Nixon (The Memoirs of  Richard Nixon) trích tiếp dưới đây:
Sau 4 buổi tranh luận lớn mà ngày 21 tháng 10 năm 1960 là buổi cuối cùng, “những cuộc thăm dò dư luận hầu như chỉ ra rằng tranh luận như vậy ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc bầu cử. Tôi nghi ngờ những cuộc tranh luận trên truyền hình là không thể đóng góp một phần nghiêm chỉnh tới vấn đề phải giải quyết trong chiến dịch vận động tranh cử. Ngay trong bản chất những phương tiện thông tin nầy, nghệ thuật dàn dựng luôn có lợi cho những phẩm chất của chính khách.”
Ngày thứ ba 8 tháng 11năm 1960 là ngày tổng tuyển cử toàn quốc, ngày ấy cả gia đình vợ, con ứng cử viên Nixon đang ở tại Los Angeles, California chờ đợi kết quả bầu Tổng Thống. Nixon viết:

“Sáng hôm sau, con gái Julie đánh thức tôi dậy lúc sáu giờ. Kennedy bị giảm mất 500.000 phiếu bầu và người ta bàn đến những sự gian lận to lớn tại Chicago (bang Illinois) và bang Texas.

Everett Dirksen (Everett McKingley Dirksen,1896-1969, Thượng Nghị Sĩ thâm niên thuộc đảng Cộng Hòa ở tiểu bang Illinois) thúc tôi yêu cầu kiểm phiếu và không chấp nhận kết quả bầu cử. Ông ta cho tôi biết rằng ngay khi tôi công nhận sự hợp thức  của cuộc bầu cử thì những lá phiếu sẽ được hủy bỏ và lúc ấy sẽ không thể kiểm lại phiếu được nữa.

Sau cuộc  điện đàm đó với Everett Dirksen, tôi để một lúc để nghiên cứu tình hình.

Chúng tôi đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là đã không có được những sự thận trọng chống lại tình hình ấy, bây giờ thì quá muộn. Một cuộc kiểm phiếu mới về việc bầu cử tổng thống đòi hỏi gần 6 tháng, trong thời gian nầy tính hợp thức của việc bầu cử củ Kennedy sẽ được đặt thành vấn đề. Hậu quả sẽ là thảm họa đối với chính sách đối ngoại của Mỹ. Tôi không đặt đất nước trong một hoàn cảnh như vậy. Và người ta sẽ nói gì nếu tôi yêu cầu việc kiểm phiếu và mặc dù có gian lận nhưng  kết quả là Kennedy vẫn thắng cử thì sao?

Tôi sẽ bị buộc tội là kẻ chơi xấu và tai tiếng nầy sẽ làm tôi mất hết khả năng cho sự nghiệp chính trị mới. Sau khi đã suy nghĩ cặn kẽ hết những yếu tố đó cùng nhiều việc khác, tôi quyết định gửi điện thư cho Kennedy chấp nhận mình thua cuộc.  Trên chuyến bay đêm dài trở về Hoa Thịnh  Đốn, tôi muốn ngủ nhưng không thể được,  vì ý nghĩ mình rất gần kề với một chuyến bay về lại thủ đô với kết quả khác hẳn! Cuộc bầu cử năm 1960 giống tranh cãi giữa Harrison-Cleveland năm 1888 nhất.  (The 1960 election was the closest presidential contest since Harrison-Cleveland in 1888, The Memoirs of  Richard  Nixon,  P. 277) (Hết trích)

Xin vào Wikipedia tiếng Việt tìm cuộc bầu cử năm 1888 sẽ  thấy Nixon muốn nói gì về sự gian lận lịch sử ấy:

“1888: Thua rồi lại thắng

Cuộc bầu cử tổng thống năm 1888 ít có những màn kịch chính trị hơn vốn đã trở thành các cuộc tranh cãi xung quanh cử tri đoàn. Tổng thống đương nhiệm Grover Cleveland người New York, thuộc Đảng Dân chủ, đã được tái đề cử. Đảng Cộng hòa chọn Benjamin Harrison từ tiểu bang Indiana, cháu của Tổng thống William Henry Harrison.
Năm 1888, ứng cử viên Dân chủ Grover Cleveland có 48,6% phiếu phổ thông trong khi đối thủ Cộng hòa Benjamin Harrison có 47,8% phiếu phổ thông, tưởng thua. Nhưng cuối cùng ông Benjamin Harrison vẫn đắc cử vì  có 233 phiếu đại cử tri so với 169 phiếu đại cử tri của Cleveland.
Cleveland đã bắt đầu chiến dịch tranh cử, phó mặc cho các đại diện của mình để chuyển tải các thông điệp tới công chúng. Trái lại, Harrison, đã thực hiện hàng chục cuộc diễn thuyết chính trị tại quê nhà. Có lẽ ông là người đầu tiên vận động tranh cử “trực tiếp”. Bản thân chiến dịch đó có lẽ là một trong những chiến dịch xấu xa nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó cả hai bên cáo buộc lẫn nhau về chuyện mua bán lá phiếu, những thủ đoạn chính trị xấu xa, và sửa kết quả bầu cử để có được số phiếu cần thiết.” (Hết trích)

Hiểu ý Nixon khi so sánh chuyện tranh cử năm 1960 như năm 1888 như vậy rồi xin đọc tiếp Hồi ký Richard Nixon:

“Kennedy thu được là 34,221,000; tôi được 34,108,000. Sự chênh lệch chỉ 113,000 phiếu. Chỉ cần xê dịch nửa phiếu ở mỗi phòng bỏ phiếu là đủ để thay đổi kết quả. Tại Hoa Thịnh  Đốn người ta chỉ bàn về sự gian lận bầu cử. Nhiều người đứng đầu đảng Cộng Hòa cứ thúc ép tôi phản đối những kết quả và yêu cầu kiểm phiếu. Bản thân Eisenhower cũng cùng ý kiến ấy.  Ông đề nghị giúp tập hợp những quỹ cần thiết để kiểm lại những phiếu bầu ở Illinois và Texas.

Không còn nghi ngờ gì nữa, có những sự gian lận trong cuộc bầu cử năm 1960. Những thí dụ hiển nhiên nhất tại hai bang nầy là điều thiệt hại cho tôi. Trong một khu ở Texas chẳng hạn, người ta ghi có 6, 138 phiếu bầu trong khi số cử tri ghi danh chỉ có 4, 985 người. Ở Chicago, một máy bỏ phiếu ghi 121 phiếu sau khi chỉ có  43 cử tri đi qua máy. Tôi thua ở phòng phiếu nầy tới 408 phiếu bầu trong khi chỉ có 79 người ghi danh đi bầu. (Ngưng trích)
Nhận xét:  Đức tánh hiếm có của chính trị gia Richard Nixon

 Trên đây ta đã thấy, là một luật sư, đáng lẽ ông thích đeo đuổi kiện tụng để có thể ôm được quyền lực lãnh đạo thế giới tự do về mình; nhưng ông luôn luôn nghĩ đến quyền lợi, danh dự của đất nước trên hết, không thể gây “thảm họa đối với chính sách đối ngoại của Mỹ” khi thế giới thấy hai ông chuẩn Tổng Thống lo tranh giành, bươi móc lẫn nhau trong thời gian cả nửa năm bất phân thắng bại, nên sẳn sàng chịu thua, chịu rời tòa Bạch Ốc, nơi ông đã có quyền lực 8 năm dài!  Nixon cho là tự mình mắc  sai lầm nghiêm trọng là đã không thận trọng chống lại tình hình ấy trước, để  xảy ra rồi mới thưa kiện thì quá muộn!

 Năm 1974, trong vụ tai tiếng Wartergate  vì chiến tranh Việt Nam, Nixon đang là Tổng Thống, ông cũng sẳn sàng từ chức trong khi vẫn còn có thể kiện tụng, nhưng cũng vậy, ông không chịu để cho Quốc Tế nhìn vào nội bộ nước Mỹ như cặp Bill Clinton và Al Gore sau nầy!

Nhiều sách báo khác viết về bầu cử gian lận năm 1960

Nếu chỉ Nixon mà viết rằng mình thua vì bị gian lận thì không giá trị gì; nhưng còn nhiều tác giả khác lại là người thân hay đồng đảng Dân Chủ  viết về bầu cử gian lận năm 1960 nữa.

 Ở đây chúng tôi muốn trình bày  chuyện quan trọng của tự do tư tưởng, tự do báo chí mà dù chuyện xấu xa ở đâu cũng có, Mỹ cũng không thiếu, nhưng nhờ tự do dân chủ mà người ta phát triển. Đó là sự khác biệt của lịch sử Việt-- Mỹ! Là tội bưng bít tiếng nói dân chủ, tội  diệt trừ người có công với Cách Mạng của Hồ Chí Minh và Thiên Lôi Võ Nguyên Giáp ngay từ đầu Mùa Thu Cách Mạng.

Tóm lại, có tự do phát biểu ý kiến mới tạo thêm nhiều sáng kiến. Chuyện chỉ như vậy mà 68 năm nay Cộng Sản Việt Nam làm không xong, còn làm lùn trí tuệ dân tộc!

Như chuyện Gian lận bầu cử tồi tệ nhất của xứ dân chủ nhất như Mỹ mà từ năm 1888 tới 1960 vẫn còn xảy ra.  Nhưng khi xảy ra thì vì có truyền thống tự do, nên các tác giả tha hồ viết chuyện Kennedy gian lận phiếu mà không sợ bị thù hằn tù tội, để họ đề nghị những giải pháp nào khả dĩ tránh được chuyện xấu đó.

Xin đơn cử những tác giả, tác phẩm viết ngay khi Tổng Thống JF Kennedy còn sống  mà không bị trả thù và cả khi chết nữa,  để Cộng Sản Việt Nam mở mắt đọc thấy thế nào là Dân Chủ.

 Tác giả Richard Nixon nhắc đến bốn quyển sách điển hình:

1.Quyển “Những cuộc trò chuyện với Kennedy” (Conversation with Kennedy) của Benjamin Bradlee, nhà báo ở Washington, bạn thân của Kennedy.

Những cuộc trò chuyện với Kennedy

Sách kể rằng đêm hôm bầu cử, Kennedy gọi điện thoại cho Thị trưởng Chicago là Daley để tìm hiểu xem mọi sự ở Chicago đã có triển vọng thế nào. (Kennedy called Mayor Daley on election night to find out how things were shaping up in Chicago.)

Daley đáp: “Thưa Ngài Tổng Thống! Với một chút may mắn và một chút giúp đỡ của vài bạn tốt, ông sẽ có cả Illinois cho mình.” (Ý kiến: mặc cả khéo léo thế nào để không chỉ thắng ở quận Chicago mà cả tiểu bang Illinois; và chắc chắn sẽ là “Mr. President” khi mới vào đêm,  sáng lại cử tri toàn quốc mới đi bỏ phiếu! )


Đó là lúc đang tranh cử do bạn thân Kennedy viết. Còn tác giả Theodore H. White vẫn dám viết về chuyện bầu cử năm 1960, không sợ bị thù, mà còn được giải Pulitzer Prize ngay khi Kennedy đang là Tổng Thống nữa.  (giải Pulitzer, được thiết lập năm 1962 và sách sự thật nầy của  Theodore H. White được lảnh giải ngay năm 1962 đó). Đó là quyển thứ nhì:



2.  Quyển  “Người ta tạo nên một Tổng Thống thế nào trong năm 1960” (“The Making of the President, 1960” của Theodore H. White)



Nixon trích:


“Trong những tuần cuối, bốn mươi hoặc năm mươi  phóng viên cả nước đi theo Kennedy từ đầu cuộc vận động tranh cử  có hiệu quả của ông ta cho tới tháng mười một November days đã trở thành nhiều hơn một nhóm nhà báo  (a press corps). Họ trở thành bạn của ông ta và một số lớn là những người khâm phục ông ta tận tâm nhất. Khi những chiếc xe ca hoặc máy bay lăn bánh hoặc bay trong đêm, họ hát những bài hát do chính họ sang tác về ông Nixon  và những người Cộng Hòa hòa nhịp với những thành viên của ê kíp Kennedy, và họ có cảm giác cả họ nữa đang tiến bước như  những chiến binh của Chúa hướng về Biên giới mới”. (Hết)



Đó là lúc Kennedy còn sống và đang cầm quyền sanh sát kẻ nói xấu mình, nếu muốn. Nhưng  mãi 5 năm sau, tức năm 1968, khi Tổng Thống Kennedy chết rồi, còn  thêm quyển khác.


--Thêm một đặc sắc của tự do dân chủ Mỹ  chúng tôi nhắc những chuyện thật nầy của lịch sử Mỹ để Cộng Sản Việt Nam so sánh với tội ác của Hồ Chí Minh—Võ Nguyên Giáp giết hay trả thù người trong Cải cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm v.v. để học mà tiến bộ.



Như nhân vụ gian lận bầu cử của Kennedy, Neal Peirce viết sách dày 400 trang đề nghị nhiều giải pháp khắc phục, chẳng hạn dân bầu thẳng, không do đại cử tri đoàn v.v. Kết quả ra sao là chuyện khác, nhưng sự thành tâm là vậy.



Như cưu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert McNamara, kiến trúc sư chiến tranh chống Cộng Sản,  vậy mà 20 năm sau, tức năm 1995 (1975-1995)  ông còn về Việt Nam gặp cựu đối thủ Võ Nguyên Giáp để tìm hiểu những cơ hội tránh chiến tranh cho thế hệ tương lai. Còn Giáp thì lạnh lùng cứng rắn như Giáp sắt!


Nixon nhắc đến quyển thứ ba:



3.Quyển “Tổng Thống của Nhân Dân”  của  Neal Peirce, (People's President: The Electoral College in American History and the Direct-Vote Alternative, by Neal R. Peirce. New York: Simon & Schuster, 1968. Pp. 400-- foreward  by Tom Wicker regarding vote frauds)



Nixon viết:


Tom Wicker, trưởng một đề mục trên tờ  New York Times, viết trong lời tựa của quyển “People's President..” của Neal Peirce rằng:


“Không một ai biết nữa cái ngày mà nhân dân đã thực sự bầu Tổng Thống năm 1960. Dưới chế độ hiện hành, John F Kennedy đã được đăng quang Tổng Thống, nhưng hoàn toàn không rõ ràng đó có phải là ý chí của toàn dân không? Nếu phải thì ý chí đó biểu lộ bằng những cách nào, theo giới hạn trước nào ý chí này được biểu lộ.” (Hết trích) 



Lối viết của Nixon bắt đầu đã có một loạt những định nghĩa của “Định mệnh” rồi: 


“Dù tôi thật có kinh nghiệm về chính trị vào năm 1960, thế mà tôi vẫn vấp phải nhiều yếu tố mới và bất ngờ mà mỗi yếu tố đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả của cuộc bầu cử nầy.



--Trước hết là sự xuất hiện của truyền hình là phương tiện thông tin mới…Thì những phóng viên báo chí, những nhà bình luận, những nhà sản xuất. Chính họ quyết định phần lớn những gì mà công chúng sẽ trông thấy và nghe thấy…



--Thêm một hiện tượng mới khác là cái cách mà nhiều phóng viên báo chí năm 1960 để mình bị lôi kéo bởi sự kích động bởi chiến dịch tranh cử của Kennedy và bị nhiễm bởi cảm giác là chỉ có ông ta có được sứ mệnh ấy.



--Tôi bố trí một tổ chức có hiệu quả, hoàn toàn tận tụy, được đầu tư tài chánh tốt, và có lý do cao cả.. Nhưng chúng tôi đối mặt với một tổ chức cũng tận tụy, được bố trí những phương tiện tài chánh không có giới hạn và được lãnh đạo bởi một nhóm cán bộ chính trị hung tợn nhất chưa từng được huy động cho một chiến dịch tranh cử Tổng Thống.”  (Hết trích)



Theo Hiến Pháp, mỗi đảng phải có cuộc tranh cử sơ bộ trong đảng. Năm 1960, cuối cùng đảng Dân Chủ cũng chỉ còn hai người tranh nhau: Thượng Nghị Sĩ John F Kennedy của bang Massachusetts tranh với Thượng Nghị Sĩ Hubert Humphrey bang Minnesota. Ông Humphrey thua, nên Kennedy mới được đảng Dân Chủ đề cử tranh với Richard Nixon, Cộng Hòa, lúc bấy giờ là đương kiêm Phó Tổng Thống thời Eisenhower (1953—1961) 



Hubert Humphrey thua vì Kennedy đã “huy động cho một chiến dịch tranh cử tàn nhẫn, hèn hạ” như Nixon nhận định trên và tự trách:



--- Tổ chức chiến dịch tranh cử của Kennedy biểu lộ một kiểu thích thú ác độc đối với những hành động hèn hạ và họ thực hiện chúng với phong thái thong dong đã hấp dẫn nhiều chính khách và chiến thắng được những phê phán của nhiều báo chí. 



Lẽ ra tôi phải nghi ngờ  điều đó khi tôi nhận thấy cái cách hào nhoáng nhưng máy móc đến lạnh tanh dù Kennedy nắm chắc thất bại của Hubert Humphrey trong những lần tranh cử sơ bộ. (Hết trích) 



Tuy thua Kennedy năm 1960 nhưng  sau khi Kennedy chết, Humphrey lại là Phó Tổng Thống của Lyndon B Johnson--Hubert Humphrey nhiệm kỳ II (1965—1969) và tới năm 1976, ông  xuất bản hồi ức kể chuyện tham gia chính trị 16 năm xưa (1960—1976).  Nixon nhắc đến quyển sách thứ tư, là sách của Humphrey kể lại những bài học kinh nghiệm chính trị đời mình:



4. Quyển hồi ức: “Sự huấn luyện một người tham chính ” của  Hubert Humphrey. (The Education of  a Public Man: My Life and Politics. By Hubert Humphrey, 1976, memoir)


Nixon trích chỉ vài dòng ngắn của tác giả:


“Trong quyển hồi ức: “Sự huấn luyện một người tham chính” phát hành mười sáu năm sau, Humphrey viết rằng không thể phủ nhận rằng tổ chức tranh cử của Kennedy gây ấn tượng sâu sắc và  có hiệu quả. Nhưng Humphrey còn thêm: “Nhưng dưới vỏ bọc bên ngoài đẹp đẽ, bên trong có những yếu tố tàn nhẫn và tính ngoan cố nghiệt ngã khiến tôi khó chấp nhận hay quên đi được.” (Hết)


Rồi Nixon quay qua tiếp tục tự trách mình có những lỗi lầm không thận trọng trước khi tranh cử chứ chẳng trút tội cho ai như thường tình bao nhiêu chính khách khác đã làm.  Nhưng cái sai cuối cùng của Nixon lại là về tôn giáo. Nixon tự trách lỗi về sự mù quáng không đề phòng sự lừa dối trắng trợn của gia đình Kennedy là ứng cử viên Ki-Tô giáo tranh cử ở xứ Mỹ đa số là Tin Lành, trong đó có Nixon:


“Cuối cùng tôi đã không chuẩn bị theo cách thông thường ngay khi vợ chồng Kennedys tuyên bố lập đi lập lại ồn ào nhiều lần, rằng,  không được dùng tôn giáo làm lý luận tranh cử. Nhưng dưới sự hướng dẫn của em trai là Robert F. Kennedy, họ đã xoay chuyển cuộc tranh cử thành cuộc trưng cầu dân ý một cách thiên vị về sự khoan dung chống lại sự tin mù quáng (bigotry).



Kể từ thời gian ấy, tôi có được sự khôn ngoan và cảnh giác của một kẻ bị đốt cháy bởi thế lực của dòng họ Kennedys,  bởi tiền bạc của họ và  những đặc quyền mà những phương tiện thông tin dành cho họ. Tôi tự hứa sẽ không bao giờ bước vào một cuộc tranh cử nào nữa nếu thấy mình ở vào vị thế thấp hơn họ hay bất cứ ai khác trên bình diện chiến thuật chính trị.” (Ngưng trích)



Richard Nixon  kể lại bài học kinh nghiệm cuối cùng trong chiến dịch vận động tranh cử năm 1960 là vấn đề tôn giáo. Việc nầy cũng có một quyển sách tựa cũng có tên Nixon là: “The Making of a Catholic President: Kennedy vs. Nixon 1960” của Shaun A. Casey.  Nhưng quyển “Hồi ký Richad Nixon”  XB năm 1978 không  nhắc đến, vì sách của Casey mãi đến năm 2009 mới xuất hiện.



Nhưng chúng tôi xin phép nhắc đến sơ lược quyển sách mới về tôn giáo nầy vì đề tài tối quan trọng. Trong tất cả loại chiến tranh, không có gì tận diệt nhân loại bằng Chiến tranh Tôn giáo.  Thành thử chủ đề “Lễ Tạ Ơn…”  thuộc tháng Mười Một, nhưng vì cộng thêm với sự thật quan trọng xảy ra trên thế giới trong tháng Mười Hai nầy có thể “Châm ngòi” cho một trận Thánh Chiến như xa xưa chăng..??                                                                         

 “The Making of a Catholic President: Kennedy vs. Nixon 1960” (Dịch nghĩa: “Để có một Tổng Thống Ki-Tô giáo trong chiến dịch Tranh cử giữa Kennedy và Nixon năm 1960.”) tác giả là Shaun A. Casey.  Sách dày 272 trang do NXB Oxford University Press, New York, ấn hành  năm 2009. 

Add caption

Tóm tắt vào đầu sách:

 “Năm 1960 là năm bầu cử Tổng Thống giữa Kennedy và Nixon đã gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. John F. Kennedy cuối cùng thắng cử  trong một đất nước không bao giờ bầu một người Ki-Tô giáo làm Tổng Thống cả. Có một lần, vào  năm 1928, Thống Đốc tiểu bang Nữu Ước (New York) Al Smith đã tranh cử Tổng Thống nhưng thất bại.



 Ngay từ đầu, Kennedy đã thấy vấn đề tôn giáo là trở ngại quan trọng nhất cản đường tiến vào tòa Bạch Ốc của ông. Ông đã nhận thức sâu sắc và thất vọng sâu xa rằng có thể niềm tin tôn giáo cá nhân ông có thể không cho ông vào tòa Bạch Ốc.



Quyển “The Making of a Catholic President…”, tác giả Shaun Casey kể lại những chuyện khiến độc giả say mê muốn biết thêm. Như làm cách nào  chuyển từ  “vấn nạn tôn giáo” của trách nhiệm một con nợ lo không trả được nợ, Kennedy trở thành chủ nợ để được là một Tổng Thống Ki-Tô giáo đầu tiên và duy nhất của Hoa Kỳ.  Như một kho tàng  lưu trữ tài liệu chưa bao giờ có trước đây, Shaun Casey đem chúng ta vào nội bộ của cả hai nhóm cố vấn của ứng cử viên Ki-Tô giáo như  cố vấn trưởng Ted Sorensen, rồi John Kenneth Galbraith, Archibald Cox—họ vật lộn với phe Tin Lành Cơ Đốc giáo đối lập, kiên quyết chống một ứng cử viên Ki-Tô giáo. 



Cũng là lần đầu tiên, Casey tiết lộ nhiều nổ lực của Nixon khai thác giới có cảm tính chống Ki-Tô giáo với sự trợ giúp của nhà truyền giáo Phúc Âm trứ danh Billy Graham và những người khác. Sự liên minh giữa những người Tin Lành bảo thủ và chiến dịch tranh cử của Nixon đã là nền tảng đưa tới phong trào về quyền tín ngưỡng nổi lên. Sách nầy cũng đưa ra nhiều tranh cãi nhất giữa tín ngưỡng của chính trị gia trong chiến dịch tranh cử của lịch sử Hoa Kỳ.



Nó (tín ngưỡng) hình như quan trọng hơn và hay thay đổi hơn bao giờ hết. Sách nầy sẽ tỏa ánh sáng trên một trong những sự kiện bàn nhiều nhất về bầu cử trong lịch sử Hoa Kỳ, như sự tranh luận giữa tôn giáo và chính trị nhiều hơn.



Hiếm có một quyển sách giới thiệu cho ta hiểu thấu nội tình của một trong cuộc tranh cử Tổng Thống đặc biệt nhất của lịch sử Hoa Kỳ.” (Hết trích)



Chỉ có việc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc  của Hoa Kỳ giữa hai chính trị gia cùng niềm tin Thiên Chúa Ki-Tô (Jesus Christ), mà năm 1960 đã trở thành lịch sử Mỹ nhiều sách, báo còn lưu truyền.



Đến năm 2013, một năm có chuyện làm rung chuyển thế giới như bom nguyên tử nổ từ Giáo triều tòa Thánh Vatican, cùng nhánh tôn giáo với Tổng Thống John K Kennedy, người  bị ám sát 50 năm trước (1963-2013).



Từ chiến dịch vận động tranh cử của miền Bắc Mỳ Châu giữa Kennedy và Nixon đến chuyện “bom nguyên tử nổ” ở  Tòa Thánh Vatican, tọa lạc tại Rome (Rôma, La Mã) tên thủ đô nước Ý bên Âu châu, nhưng rất ảnh hưởng tới thế giới và Việt Nam, nên bài “Lễ Tạ Ơn” từ tháng 11 mà sang tháng 12 vẩn chưa kết thúc, vì xin phép đi lạc thêm một lần nữa để tìm hiểu trái bom nguyên tử  nổ từ Vatican sẽ có hậu quả Chiến tranh hay Hòa bình cho nhân loại??



Thế giới đều biết trong năm 2013 Vatican có chuyện ly kỳ trong Giáo sử Ki-Tô: Giáo Hoàng Benedicto XVI từ nhiệm trong khi theo truyền thống là phải tại vị cho tới khi về nước Chúa mới được bầu người thay thế. Nhưng…



Hiện Vatican có tới hai Giáo Hoàng.  Cả hai Đức cựu và tân Giáo Hoàng đều có những tuyên ngôn gây tranh cãi dữ dội khắp thế giới. Một lời nói ra của người thường dân còn gây hậu quả cho người khác, huống gì lời phán của một vì Vua Hoàn Vũ tại Vatican. (Còn tiếp)



 (19/12/2013)



Nguyễn Việt Nữ

No comments:

Post a Comment